Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 tiêu chuẩn kép của bố mẹ ảnh hưởng xấu đến con

Đôi khi, người lớn đặt nguyên tắc cho con nhưng bản thân lại không thực hiện. Cách sống theo tiêu chuẩn kép như vậy có hại cho quá trình trưởng thành của trẻ.

tieu chuan kep cua bo me anh huong cau den con anh 1

Con không được nói dối, bố mẹ lại... nói dối: Bố mẹ thường dạy con sống thật thà và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Tuy nhiên, họ lại vô tư phá vỡ quy tắc này. Họ nói dối, che giấu sự thật vì “nói ra cũng chẳng thay đổi được gì”. Cách sống này khiến trẻ cảm thấy người lớn nói mà không làm, đạo đức giả.

tieu chuan kep cua bo me anh huong cau den con anh 2

Bố mẹ ăn uống thoải mái, con thì không: Ăn uống lành mạnh rất quan trọng nhưng người lớn thường có sở thích, thói quen khác nhau và không thích ăn uống khoa học. Họ muốn ăn sao cũng được, thậm chí bỏ bữa song lại ép con ăn uống theo quy tắc nghiêm ngặt mà bố mẹ đặt ra.

tieu chuan kep cua bo me anh huong cau den con anh 3

Bố mẹ nghiện điện thoại, con thì không: Trung bình, một người dành khoảng 3 giờ mỗi ngày để sử dụng Internet trên điện thoại, chưa kể thời gian làm việc trên máy tính hay xem TV. Đương nhiên, việc giới hạn thời gian trẻ dùng điện thoại, máy tính là cần thiết. Song, phụ huynh cũng cần chú ý điều này. Cha mẹ sẽ không gương mẫu nếu yêu cầu con đặt điện thoại xuống, trong khi họ vẫn cầm smartphone, lướt mạng xã hội.

tieu chuan kep cua bo me anh huong cau den con anh 4

Áp đặt con theo ý mình: Nhiều phụ huynh bao bọc con quá mức, đặc biệt yêu cầu con ăn mặc theo thời tiết. Họ không nghĩ xem con thực sự cảm thấy như thế nào mà thường đưa ra quyết định dựa trên cảm nhận của mình. Trong khi đó, bản thân họ cũng không quá chú trọng vấn đề mặc đồ thích hợp thời tiết.

tieu chuan kep cua bo me anh huong cau den con anh 5

Con phải chia sẻ, bố mẹ thì không: Cha mẹ thường dạy con sống biết chia sẻ, từ việc cho bạn bè, em út đồ chơi, đến thỏa hiệp với người khác, dù con có thể cảm thấy khó chịu vì điều đó. Tuy nhiên, người lớn lại sống với tính chiếm hữu cao, đặt bản thân lên trên hết và không muốn nhường nhịn ai khác. Họ quên mất con cũng là cá thể riêng biệt, có suy nghĩ, mong muốn riêng.

tieu chuan kep cua bo me anh huong cau den con anh 6

Con phải thực hiện yêu cầu ngay lập tức, bố mẹ thì không: Phụ huynh mong muốn con thực hiện yêu cầu của họ ngay lập tức, bất kể lúc đó, con đang bận gì. Việc phớt lờ ý kiến của trẻ khiến con nghĩ mong muốn, ý kiến của mình không quan trọng. Đây không phải vấn đề kỷ luật mà là việc cha mẹ cần tôn trọng con, cho chúng không gian, thời gian cần thiết để làm việc mình muốn.

tieu chuan kep cua bo me anh huong cau den con anh 7

Con cần quan tâm bố mẹ nghĩ gì, phụ huynh thì không: Trẻ khó nhận ra và điều khiển cảm xúc. Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn con có những cảm xúc phù hợp. Không ít người bỏ qua cảm nghĩ thực sự của trẻ, ép con nghĩ theo cách họ muốn. Ngược lại, họ thích nghĩ gì, hành động ra sao cũng được, không cần để ý đến cảm nhận của con.

tieu chuan kep cua bo me anh huong cau den con anh 8

Con phải cố gắng, bố mẹ không cần: Cha mẹ luôn muốn con thành công trong cuộc sống và thúc đẩy chúng học tập, thử thách những điều mới. Khi con cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mất động lực, người lớn đưa ra hàng loạt lý do con cần phải học tốt, thu nạp kiến thức. Trong khi đó, họ lại không nêu gương, thậm chí hành động ngược lại với những gì họ dạy con.

tieu chuan kep cua bo me anh huong cau den con anh 9

Con cần dũng cảm bày tỏ quan điểm, bố mẹ lại sợ dư luận: Người lớn thường coi con như phiên bản tốt hơn của mình. Vì thế, họ thúc đẩy con thực hiện những điều bản thân không dám làm. Đương nhiên, việc khuyến khích con sống thật, dám bày tỏ ý kiến là tốt. Vấn đề ở chỗ nhiều khi, phụ huynh kỳ vọng quá lớn từ con mà không giải thích để trẻ hiểu cách thế giới vận hành và con sẽ gặp phải tình huống như thế nào khi lên tiếng.

tieu chuan kep cua bo me anh huong cau den con anh 10

Con không phải lo nghĩ những điều phiền lòng, bố mẹ lại cần: Cha mẹ mong con trưởng thành hạnh phúc, vô ưu vô lo, đặc biệt khi con lo lắng cũng không thể thay đổi được gì. Họ quên mất trẻ cần được nói lên vấn đề mình gặp phải để giải tỏa cảm xúc hay cảm thấy vấn đề của mình không đủ quan trọng để chia sẻ với bố mẹ.

'Teen ơi, làm bạn nhé' - tại sao trẻ không thích nghe bố mẹ giảng bài?

"Các cha mẹ hay than phiền với tôi là con hay nhờ họ giảng bài nhưng giảng bao lâu vẫn gật gù mà chữ không vào đầu. Khi bố mẹ hỏi lại, trẻ lơ ngơ không hiểu gì cả. Tại sao thế?"

Bách Linh

Ảnh: Brightside

Bạn có thể quan tâm