Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

100 năm giành lại Tết Nguyên đán của người Hàn Quốc

Từng bỏ Tết Nguyên đán để đón Tết Dương lịch, người Hàn Quốc trải qua khoảng 100 năm đấu tranh để giữ lại Tết cổ truyền.

Tet Nguyen dan anh 1

Câu 1: Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc có tên là…?

  • Shōgatsu
  • Seollal
  • Chunjie
  • Chesa

Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc có tên là Seollal. Cùng tết Trung thu, đây là một trong 2 ngày lễ quan trọng nhất của người dân Hàn Quốc trong năm.

Tet Nguyen dan anh 2

Câu 2: Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc bắt đầu từ ngày nào?

  • 23 tháng Chạp
  • 30 tháng Chạp
  • Mùng 1 tháng Giêng
  • Mùng 2 tháng Giêng

Tết Nguyên đán (Seollal) của người Hàn Quốc bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng Giêng hàng năm. Đối với người Hàn Quốc, Seollal là dịp để người Hàn tưởng nhớ tổ tiên, gặp gỡ gia đình, người thân sau một năm làm việc vất vả.

Tet Nguyen dan anh 3

Câu 3. Hàn Quốc từng ký thỏa thuận với quốc gia nào để bỏ Tết Nguyên đán?

  • Anh
  • Mỹ
  • Pháp
  • Nhật Bản

Theo Dong-a Ilbo (Đông Á Nhật báo) của Hàn Quốc, năm 1910, nước này trở thành thuộc địa của Nhật Bản. Nước Nhật yêu cầu người Hàn bỏ tết Âm lịch để đón tết Dương lịch. Một thỏa thuận được ký kết, từ đó Hàn Quốc bỏ tết Nguyên đán để đón tết Tây như nước láng giềng Nhật Bản.

Tet Nguyen dan anh 4

Câu 4: Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc được công nhận năm nào?

  • 1987
  • 1988
  • 1989
  • 1990

Dù ký thỏa thuận bỏ Tết Nguyên đán với nước Nhật, người dân Hàn Quốc vẫn luôn tiếc nuối về Tết cổ truyền. Một cuộc khảo sát năm 1985 cho thấy gần 90% người dân Hàn Quốc lúc bấy giờ muốn ăn Tết Nguyên đán. Cuối cùng, sau gần một thế kỷ đấu tranh, năm 1989, Tết Âm lịch được xem là ngày lễ chính thức của Hàn Quốc, với tên gọi Seollal, với 3 ngày nghỉ.

Tet Nguyen dan anh 5

Câu 5: Người Hàn thường làm gì trong dịp Tết?

  • Tắm nước nóng
  • Đốt lửa đêm giao thừa
  • Đi thăm người thân
  • Cả 3 đáp án trên

Trước thời điểm năm mới, người Hàn Quốc có phong tục tắm nước nóng để gột rửa những điều không may mắn trong năm cũ. Trong đêm giao thừa, người Hàn Quốc sẽ đốt lửa với quan niệm xua đuổi ma quỷ. Người Hàn thường đi thăm người thân, họ hàng, tổ tiên vào dịp Tết Nguyên đán. Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân sẽ đốt các thanh tre ở trước cửa nhà mình để xua đuổi tà ma. Ngoài ra, theo tục lệ cổ xưa, người dân còn treo một cái xẻng bằng rơm (Bok-jo-ri) với ý nghĩa hốt thóc gạo rơi ngoài cửa để nhận được phúc lộc quanh năm.

Tet Nguyen dan anh 6

Câu 6: Trang phục truyền thống của người Hàn Quốc trong dịp Tết?

  • Sari
  • Kebaya
  • Sabai
  • Hanbok

Hanbok là trang phục truyền thống của người Hàn Quốc vào dịp đầu năm mới. Dịp Tết, họ sẽ mặc Hanbok mới, tụ tập ở nhà trưởng nam, tiến hành các nghi lễ đầu năm mới theo truyền thống của người Hàn.

Tet Nguyen dan anh 7

Câu 7: Tên món ăn truyền thống của người Hàn Quốc dịp Tết?

  • Sagu
  • Ttok-kuk
  • Bánh gạo Tteokguk
  • Cả B và C

Mâm cơm ngày Tết của người Hàn có 20 món được chế biến từ rau rừng, các loại bánh, cá, sườn hầm, mì, thịt, rau. Trong đó, món chính là canh bánh gạo Tteokguk (ăn một năm mới). Mâm cơm ngày Tết, người Hàn không thể thiếu món ttok-kuk, được chế biến từ loại mì với nước dùng từ bò, gà và món canh bánh gạo tteokguk. Hai món ăn này được nấu với ý nghĩa cầu một năm mới nhiều may mắn và thành công.

Nước nào bỏ Tết Nguyên đán, đón Tết Tây?

Trước đây, quốc gia này đón Tết Nguyên đán như nhiều nước Á Đông khác. Từ thế kỷ 19, họ đã bỏ Tết Âm lịch, chuyển sang đón Tết Dương lịch.

Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm