Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

1.000 trang Facebook bị giả mạo mỗi tháng ở VN

Lập mạng xã hội giả mạo ăn theo các sự kiện, nhân vật thu hút sự chú ý của dư luận, giống như cách mà chủ tài khoản Facebook có tên Timur Zhunusov làm vừa qua không phải hiếm.

"Bóc trần" Facebook giả mạo

Tội phạm tấn công đánh cắp dữ liệu thông qua mạng xã hội hoặc gửi các email giả mạo nhằm cài mã độc, đánh cắp thông tin diễn ra thường xuyên. Nghiên cứu mới nhất của Bkav, trong nửa đầu năm 2015, trung bình mỗi tháng tại Việt Nam xuất hiện thêm hơn 1.000 trang Facebook giả mạo, được tạo ra nhằm lấy cắp thông tin của người dùng.

Đây không phải là thủ đoạn mới nhưng đặc biệt nguy hiểm, bởi người dùng thiếu kinh nghiệm hoặc không tỉnh táo thường khó nhận biết được dấu hiệu giả mạo của những kẻ lừa đảo.

Giả
Một tài khoản Facebook giả mạo IS đưa tin khiêu khích khủng bố.

Mạng xã hội thực sự đã trở thành "mảnh đất màu mỡ" của tội phạm mạng. Rất nhiều chiêu bài lừa đảo tinh vi được thực hiện hàng ngày ở đây. Một trong những thủ đoạn đã được các chuyên gia an ninh mạng “bóc trần” là tạo trang giả mạo Facebook.

Các trang này có hình thức giống hệt trang Facebook, chỉ khác biệt duy nhất nằm trên thanh địa chỉ. Để dẫn dụ người dùng truy cập, kẻ xấu đưa ra liên kết dẫn tới trang giả mạo, kèm theo lời chào mời về khuyến mãi "khủng", nội dung hấp dẫn, thậm chí là thông tin dọa nạt, gây lo lắng...

Nói về khả năng truy tìm chủ nhân tài khoản Facebook đầu tiên đăng ảnh, thông tin giả mạo tổ chức khủng bố IS, ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Phụ trách An ninh mạng Bkav cho biết, tùy thuộc dấu vết người này lưu lại trên mạng ít hay nhiều, cơ quan công an sẽ tìm ra họ sớm hoặc muộn.

Ngay sau khi người dùng bấm vào đường link, Facebook của họ sẽ thoát ra và yêu cầu đăng nhập lại. Do giao diện website giả mạo rất giống với Facebook, nhiều người không phát hiện ra sự khác biệt, làm theo hướng dẫn nên tự mình cung cấp thông tin tài khoản cho tin tặc.

Khi gặp phải các thông tin đáng ngờ, kèm những đường link lạ trên mạng xã hội, người dùng cần kiểm tra tính xác thực của địa chỉ người gửi. Đặc biệt, người dùng cần cẩn trọng khi bấm vào những đường link được chia sẻ, hoặc thông tin ở phần thông báo.

Ngoài ra, người sử dụng cần trang bị thường trực phần mềm an ninh cho máy tính cũng như điện thoại di động của mình để chủ động phòng tránh và chống các nguy cơ tấn công mới từ Internet. 

Nhiều hiểm họa cho người dùng

Facebook đang là mạng xã hội được ưa chuộng ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, Facebook cũng đang là nơi được những kẻ lừa đảo có thể tiếp cận và "giăng bẫy" người dùng dễ dàng.

Tuy nhiên, kiểu tấn công lợi dụng mạng xã hội là hình thức tấn công hoàn toàn nhằm vào sơ hở của người dùng. Do đó, người dùng sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc chống lại các hình thức tấn công này.

Để tránh bị kẻ xấu lợi dụng và không phải vướng những rắc rối pháp lý, người sử dụng mạng xã hội cần nâng cao cảnh giác khi tiếp nhận thông tin lạ.

Trước khi tham gia ý kiến, mọi người cần tự kiểm tra tính chính xác của thông tin. Người dùng có thể kiểm tra thời gian tạo lập Facebook, số người theo dõi tài khoản đó. Nếu thấy nghi vấn, nên cân nhắc bình luận để tránh bị lợi dụng.

Tấn công mạng đang ngày càng leo thang, mức độ thiệt hại cũng ngày càng lớn. Tuy nhiên, an ninh mạng vẫn chưa được nhiều người thực sự được quan tâm. 

Những toan tính, trò đùa nguy hiểm trên mạng xã hội

Vu khống, bôi nhọ cá nhân, phát tán thông tin độc hại, reo rắc tư tưởng khủng bố... trên mạng xã hội ở Việt Nam đang gây ra những hậu quả khôn lường.

Cảnh sát mạng truy người kích động khủng bố trên Facebook

Chia sẻ với Zing.vn, chuyên gia an ninh mạng cho biết, tùy thuộc dấu vết người này lưu lại trên mạng ít hay nhiều, cơ quan công an sẽ tìm ra họ.

Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Phụ trách An ninh mạng Bkav

Bạn có thể quan tâm