Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

11 cụm từ nên bỏ đi nếu muốn tự tin

Các chuyên gia ngôn ngữ chỉ ra rằng bằng cách thay đổi một số cụm từ dưới đây, bạn có thể rèn luyện sự tự tin của mình.

cach de tu tin anh 1

Một lời nói dù nhỏ bé nhưng đều có sức ảnh hưởng đến việc bạn làm. Nếu để những lời nói tiêu cực xảy ra, bạn có thể cảm thấy bị mất tinh thần, bị coi thường hoặc năng lực kém hơn. Cuối cùng, bạn không thể đạt được những gì mong muốn.

Với tư cách là chuyên gia ngôn ngữ, Kathy và Ross Petras đã tìm ra cách điều chỉnh suy nghĩ và thay đổi thái độ bản thân. Trong một chia bài chia sẻ với trang CNBC Make It, họ chỉ ra 11 cụm từ tiêu cực bạn nên bỏ qua nếu muốn suy nghĩ tích cực và tự tin hơn.

“Tôi phải làm điều đó”

Thay vào đó, bạn nên thay thế bằng cụm từ “Tôi hứng thú và muốn làm điều đó”. Thay đổi một số từ nhỏ, bạn sẽ thấy thái độ thay đổi một cách đáng kể. Nó khiến bạn xem điều phải làm như một cơ hội, ngay cả khi việc đó gây khó chịu, nó có thể dạy bạn những bài học và mở ra cánh cửa mới.

“Tôi không thể làm điều đó”

Đừng thừa nhận thất bại ngay cả khi bạn chưa bắt đầu. Khi bạn nói với bản thân rằng sẽ cố gắng, không chỉ cho bạn cơ hội để hoàn thành, nó còn giúp bạn dễ dàng thành công hơn. Vì vậy, hãy thay thế “Tôi không thể làm điều đó” bằng “Tôi sẽ cố gắng làm điều đó”.

“Tôi nên làm điều đó”

Thay vì cảm giác áp lực, bạn hãy nói “Tôi sẽ làm điều đó” hoặc “Tôi sẽ không làm điều đó”, phụ thuộc vào lựa chọn của bạn. “Nên” là một từ mang tính kiểm soát, gây áp lực cho chúng ta. Vì vậy, bạn hãy đặt mình trở lại trách nhiệm, bỏ “nên” và tự mình đưa ra quyết định bằng cách chọn có làm điều gì đó hay không.

“Sao mình bị vậy?”

Thay vì phàn nàn những điều không tốt xảy ra với mình, bạn có thể tin tưởng rằng thời điểm khó khăn có thể dẫn bạn tới những điều tốt đẹp. Vì vậy, hãy tự nhủ rằng “Tôi học được gì từ điều này?”.

“Đáng ra tôi không nên thế”

Hãy nói rằng “Bởi vì đã từng trải qua những chuyện đó, nên mới có tôi ngày hôm nay”. Khi nhắc lại điều đã làm, bạn bắt đầu nghĩ về những điều tốt đẹp sẽ xảy ra nếu bạn không làm điều gì đó. Tuy nhiên, vì đã trải qua những chuyện đó, bạn có cơ hội gặp những người bạn tuyệt vời, hoặc khám phá ra điều gì đó ở bản thân.

“Tôi thất bại rồi”

Có thể bạn đã cố gắng làm việc gì đó, nhưng chúng không thành công như bạn mong đợi. Nhưng nếu bạn nói với bản thân rằng bạn đã thất bại và kết thúc câu chuyện, bạn đang không công bằng với chính mình. Hãy nhớ rằng bạn sẽ có những cơ hội khác. Vì vậy, thay vì nói rằng “Tôi đã thất bại”, hãy thay thế bằng “Nỗ lực này đã không thành công”.

cach de tu tin anh 2

“Giá như”

Tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc “giá như” của mình. “Giá như tôi lên tiếng trong buổi họp” hoặc “Giá như tôi không trả lời câu hỏi phỏng vấn theo cách đó”. Đây dường như là suy nghĩ đi vào ngõ cụt. Bạn không thể học được gì từ quá khứ, chỉ đang than thở và bào chữa. Vì vậy, hãy nói “Không có gì” cho những điều đã xảy ra.

“Điều này quá phức tạp”

Khi đối mặt với thử thách mới, bạn có xu hướng nói với bản thân rằng việc này quá phức tạp. Điều này có nghĩa là bạn đang tự khẳng định rằng bản thân không thể thay đổi hoặc phát triển. Chính vì vậy, hãy nói rằng “Tôi chưa thể giải quyết điều này ngay bây giờ”.

“Thật không công bằng”

Chắc chắn rằng đôi khi bạn cảm thấy cuộc sống không công bằng. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn lặp đi lặp lại câu nói “Thật không công bằng” và luôn thấy thất vọng. Thay vào đó, hãy nói rằng “Dù sao thì tôi cũng có thể giải quyết được”. Đối mặt với sự bất công và tìm kiếm giải pháp, chúng sẽ đưa bạn đến nơi mà bạn muốn.

“Chẳng thay đổi được gì hết”

Bạn nghĩ rằng nó không thể thay đổi. Tuy nhiên, hãy làm chủ tình huống, suy nghĩ về nó và thay đổi cách tiếp cận. Bạn có thể tự nhủ rằng “Tôi có thể tiếp cận vấn đề này theo cách khác”.

“Không bao giờ”/“luôn luôn”

Nếu bạn đang nghĩ đến những điều như “Tôi không bao giờ có được sự thăng tiến mà tôi muốn” hoặc “Tôi luôn bị coi thường”, hãy lùi lại một bước và đặt mọi thứ vào các tình huống khác nhau. Những người thành công nhất sẽ nhìn mọi thứ khách quan, vì vậy, bạn hãy nói rằng “Không có điều gì là đúng hoàn toàn”.

Nhà báo Wojcicki: 'Tôi đã nuôi dạy nên 2 CEO và một tiến sĩ'

Can thiệp quá sâu vào cuộc sống của trẻ, loại bỏ mọi chướng ngại vật là biểu hiện của việc dạy con theo kiểu "trực thăng" - cách nuôi dạy con tệ hại nhất.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm