Dưới đây là 11 cách đơn giản để bắt đầu tạo nên “tính cách triệu đô” và trở thành người nhận được nhiều thiện cảm nhất trong buổi tiệc:
1. Giao tiếp bằng mắt
“Đây là điều đơn giản đến mức ngu ngốc, nhưng nó vẫn là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất” - Brad Porter, một người dùng Quora, một trang web dịch vụ hỏi đáp, nhận định.
Hãy bắt đầu thói quen này ngay lập tức - Porter nói. Nó chẳng đòi hỏi kỹ năng gì đặc biệt, mà chỉ cần bạn nhìn thẳng vào mắt người khác khi giao tiếp.
Ảnh minh họa. |
2. Cất điện thoại đi
Hãy giữ điện thoại trong túi cho tới khi cuộc trò chuyện kết thúc. Hãy tâp trung nhìn vào người đối diện. Hãy ngừng mọi việc mà bạn đang làm và đừng làm gì gián đoạn.
Đây là một thói quen rất hiệu quả nhưng lại vô cùng đơn giản và bạn có thể thực hiện ngay lập tức. Nó không đòi hỏi bất kỳ nỗ lực hay kỹ năng nào.
3. Gọi mọi người bằng tên
Hãy nhớ lại cảm giác bạn được ai đó gọi tên khi nói chuyện, chắc hẳn rất tuyệt vời.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc nhớ tên, hãy thử nhiều cách khác như viết tên họ ra hoặc liên tưởng tên với một hình ảnh hoặc giai điệu nào đó. Người dùng Howard Lee của Quora khuyên rằng nên nhắc lại tên của một người bằng miệng trong lần đầu tiên bạn được giới thiệu, sau đó nhắc lại 2 lần trong đầu bạn.
4. Mỉm cười
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của nụ cười. Ngoài ra bạn cũng nên kể truyện cười. Con người thường vô thức lặp lại ngôn ngữ cơ thể của người mà họ đang nói chuyện cùng.
Nếu bạn muốn được yêu quý, hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực, mọi người sẽ đáp trả lại bạn như vậy.
5. Một cái bắt tay chắc chắn
“Không quá chặt nhưng cũng không quá lỏng lẻo và không chơi trò thống trị” - nhạc sĩ, diễn viên Tony Vincent viết.
Nghiên cứu cho thấy người ta quyết định có thích bạn hay không chỉ qua vài giây đầu tiên khi gặp mặt. Một cái bắt tay chắc chắn góp phần lớn trong ấn tượng lần đầu tiên.
Ảnh minh họa. |
6. Lắng nghe
Hãy lắng nghe nhiều hơn nói - người dùng Quora, Mark Bridgeman nói. “Bạn có 2 tai nhưng chỉ có 1 miệng. Đó là tỷ lệ mà bạn nên sử dụng chúng”.
7. Đừng chỉ lắng nghe - hãy lắng nghe tích cực
Đơn giản là hãy chăm chú lắng nghe mà không ngắt lời người đối diện. Những người được yêu quý thực sự lắng nghe người mà họ đang nói chuyện cùng.
Lắng nghe tích cực đòi hỏi 4 bước: nghe, giải thích, đánh giá và phản hồi.
Bước 1 đòi hỏi bạn dừng mọi việc và chú ý. Tiếp theo, diễn giải những gì bạn đã nghe và đưa ra những câu hỏi làm rõ nếu cần. Đảm bảo rằng bạn có tất cả thông tin thích hợp trước khi đưa ra quan điểm. Cuối cùng, đưa phản hồi để người nói biết rằng bạn có lắng nghe.
8. Khen ngợi
Bạn nên mở đầu cuộc đối thoại bằng cách làm người khác cảm thấy họ giống như một chuyên gia. Ví dụ như: “Bạn biết nhiều về truyền thông xã hội phải không?” hoặc “Bạn có biết tại sao tôi luôn nhận được tin nhắn lỗi không?”.
Bằng cách này, bạn vừa học được kiến thức mới, người khác lại cảm thấy mình có ích. Nó tốt cho cả hai và mang lại kết quả 100%.
9. Biết cách nhận một lời khen
Nhận lời khen có thể là một việc khó khăn, bởi vì bạn không muốn mình trông có vẻ tự cao tự đại. Nhưng bạn cũng không muốn lí nhí câu “cảm ơn, bạn cũng thế”, bởi vì điều đó làm cho bạn trông có vẻ bất tài.
Vì thế, thay vì nói “Bạn còn giỏi gấp 10 lần tôi” hay “tất cả là nhờ bạn”, hãy chấp nhận lời khen bằng sự tự tin và nói “Cảm ơn! Được nghe điều đó thực sự tuyệt!” hay “Cảm ơn! Thật là một trải nghiệm tuyệt vời”.
10. Nếu ai đó bị ngắt lời, hãy đề nghị họ tiếp tục
Ai cũng từng có lúc gặp phải trường hợp đang kể một câu chuyện, bị ngắt lời, sau đó lúng túng đứng dậy rồi tự hỏi không biết có ai đang nghe mình nói không.
Bạn hoàn toàn có thể trở thành người hùng của người đó bằng cách nói những câu đại loại như: “Này, kể tiếp câu chuyện về chuyến đạp xe đi! Bạn vừa kể đến đoạn mấy con chó bắt đầu đuổi theo bạn. Tôi rất muốn nghe phần còn lại”.
Ngay lập tức bạn sẽ giúp người nói cảm thấy thoải mái hơn và làm họ cảm thấy mình có giá trị.
11. Đừng than vãn
Nếu bạn đang than vãn mà nhận thấy mọi người bắt đầu xao nhãng câu chuyện của mình, hãy chọn chủ đề mới ngay lập tức.