11 thứ trẻ cần học để khỏe mạnh, hạnh phúc hơn trong tương lai
Thứ ba, 12/2/2019 09:34 (GMT+7)
09:34 12/2/2019
Để có cuộc sống sau này hạnh phúc, thành công, trẻ cần học ngoại ngữ, bơi lội, dọn dẹp, nấu ăn, thư giãn trong những năm đầu đời - khoảng thời gian định hình tính cách con người.
1. Ngoại ngữ: Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ học thêm ngôn ngữ thứ hai thích nghi nhanh hơn với sự thay đổi, có trí nhớ tốt hơn và dễ nắm bắt ngôn ngữ. Nó cũng giúp trẻ trong quá trình giao tiếp với người nước ngoài, tăng khả năng cạnh tranh trong công việc. Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rotman ở Canada cho biết thêm việc biết hai ngôn ngữ giúp trí não trì hoãn sự phát triển của bệnh Alzheimer. Ảnh: Pixabay.
2. Bơi lội: Các hoạt động thể chất giúp con người sống lành mạnh hơn. Bơi lội không chỉ giúp trẻ sống sót trong trường hợp khẩn cấp. Nó còn mang lại cho trẻ trải nghiệm tuyệt vời, hoàn thiện tứ chi, tăng khả năng phối hợp. Theo nghiên cứu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Mỹ, bơi lội cũng tăng cường sức mạnh của não bộ. Ảnh: Pexels.
3. Chơi nhạc cụ: Nghiên cứu do Journal of Neuroscience công bố cho thấy chơi nhạc cụ giúp cải thiện thính giác, trì hoãn quá trình suy giảm năng lực của não bộ do lão hóa. Trẻ biết chơi nhạc cụ sẽ có khả năng giao tiếp và biết cách thể hiện bản thân sáng tạo hơn. Ảnh: Pixabay.
4. Khiêu vũ: Nghiên cứu của ĐH Karlstad (Thụy Điển) chỉ ra rằng khiêu vũ giúp cải thiện tình trạng hiếu động thái quá ở trẻ. Nó cho phép trẻ giao tiếp, thể hiện cảm xúc thông qua thông qua cơ thể. Với sự trợ giúp của âm nhạc, khiêu vũ kích thích tính sáng tạo, kỹ năng xã hội, kỹ năng vận động. Khiêu vũ cũng giúp trẻ đến gần hơn với các nền văn hóa khác nhau, khiến trẻ cởi mở, tự tin hơn về cơ thể mình. Ảnh: Pixabay.
5. Tái chế: Bằng cách tái chế rác, chúng ta góp phần bảo vệ Trái Đất, để lại thế giới tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai. Nó đồng thời giúp trẻ sáng tạo hơn, biết rằng chúng không cần đến những thứ đồ đắt tiền để thực hiện ý tưởng của mình. Hiện nay, nhiều trường ở Tây Ban Nha dạy học sinh tái chế để nâng cao nhận thức về tiêu dùng và bảo vệ trường. Ảnh: Depositphotos.
6. Dọn dẹp: Trật tự và vệ sinh là hai điều không thể thiếu trong cuộc sống con người. Ngoài việc mang lại cuộc sống lành mạnh, lau chùi, dọn dẹp còn giúp quá trình hoạt động tinh thần có cấu trúc và tổ chức hơn. Ở Nhật Bản, trực nhật trường, lớp là một phần của giáo dục. Ảnh: Depositphotos.
7. Tư duy định hướng: Việc hình thành, phát triển tư duy định hướng tốt cho não bộ của trẻ, giúp chúng xử lý mọi chuyện dễ dàng hơn. Một nghiên cứu cho thấy con người có một hệ thống định vị bên trong, tạo ra mạng lưới tế bào thần kinh. Khi con người học hỏi, hệ thống này nuôi dưỡng tư duy định hướng, giúp não lập các tuyến kế hoạch, cải thiện quá trình đưa ra quyết định. Ảnh: Pexels.
8. Nấu ăn: Khi học nấu ăn, trẻ cẩn thận hơn khi ăn uống, hạn chế ăn vặt, đồ ăn nhanh. Nấu ăn theo công thức cũng giúp trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện theo hướng dẫn đồng thời dùng giác quan để cảm nhận từng phần của cuộc sống. Đương nhiên, khi trẻ nấu ăn, phụ huynh cần ở bên cạnh để đảm bảo an toàn. Ảnh: Pexels.
9. Tiêu tiền: Khi lớn lên, trẻ dần tự chịu trách nhiệm tài chính. Nếu không được chuẩn bị, trẻ dần mắc sai lầm. Do đó, phụ huynh cần dạy con hiểu tiền là công cụ, không phải phần thưởng. Nó không đủ quan trọng để trẻ học cách tiết kiệm. Thay vào đó, trẻ cần nắm được phương pháp tiêu tiền hợp lý. Ảnh: Pixabay.
10. Biểu đạt cảm xúc: Không ai trưởng thành mà không trải qua những cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, những khó chịu như vậy có thể tránh được nếu phụ huynh dạy trẻ cách xác định các cảm xúc này, biểu đạt nó để người lớn hiểu. Trí thông minh cảm xúc sẽ giúp trẻ đưa ra quyết định, phản ứng phù hợp. Ảnh: Pexels.
11. Thư giãn: Trẻ con cũng có những áp lực về học tập, mối quan hệ với người xung quanh. Vì thế, cha mẹ cần dạy con tầm quan trọng của nghỉ ngơi, tìm khoảnh khắc phù hợp để vui chơi, giải tỏa căng thẳng. Ảnh: Pixabay.
Cùng một sự vật, nam giới và nữ giới có hai cách nhìn. Nó phản ánh sự khác biệt về tư duy - điều khiến hai bên đôi khi khó thấu hiểu, thông cảm với nhau.
Nhiều người trải qua tuổi mới lớn đầy khó khăn với việc học kém, thất tình, bạn bè phản bội, bị bỏ rơi. Khi trưởng thành, họ sẽ nhận ra vấn đề không đến nỗi nghiêm trọng đến vậy.
Mỗi phụ huynh có cách dạy con riêng, nhưng nhất định không được quên nói với trẻ phải biết yêu bản thân, quý mến người khác, cũng như tự tin và có chính kiến.