12 loại thực phẩm mang lại tài lộc và may mắn dịp Tết ở Trung Quốc
Thứ hai, 4/2/2019 17:03 (GMT+7)
17:03 4/2/2019
Tết Nguyên đán cổ truyền ở Trung Quốc đang tới gần. Hãy cùng điểm qua những loại thực phẩm được cho là mang lại thịnh vượng và may mắn ở đất nước này.
1. Bưởi: Bưởi được ăn rất nhiều vào dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc. Lý do được cho là loại trái cây này được cho là mang lại đến sự giàu có và may mắn. Vì thế, tặng bưởi ngày Tết đã trở thành một thói quen mà người Trung Quốc thường hay làm.
2. Thịt gà: Thịt gà được tiêu thụ chủ yếu vào dịp Tết ở miền Nam Trung Quốc vì món ăn này được cho là tạo nên sự liên kết và sức khỏe cho cả gia đình. Trong bữa ăn giao thừa hay đầu năm, hầu như các gia đình đều làm một con gà để thắp hương tổ tiên.
3. Bánh củ cải (luo buo gao): Món bánh củ cải ngon hấp dẫn này có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc. Vào dịp Tết, món bánh này được ăn thường xuyên hơn theo dạng hấp hoặc chiên, vì mọi người tin rằng bánh đem lại may mắn.
4. Bánh năm mới Trung Quốc (Nian Gao): Theo tiếng Trung Quốc, Nian Gao cũng tương tự như "năm mới", ngoài ra từ "gao" cũng phát âm tương tự như "cao", do vậy loại bánh này được hiểu là đem lại một tầm cao mới trong năm mới. Bánh năm mới được làm đơn giản từ bột gạo nếp, đường nâu, đôi khi được phủ vừng, lạc lên trên.
5. Bánh Thịnh Vượng (Nian Gao): Nian Gao là loại bánh có kích thước lớn nhất trong số các loại bánh truyền thống của Trung Quốc. Vào dịp Tết cổ truyền, các thành viên trong gia đình tụ họp ăn cỗ, trên mâm cỗ không thể thiếu loại bánh này. Cách phát âm của Nian Gao cũng tương tự như từ "thịnh vượng", nên bánh tượng trưng cho sự tiến bộ, thịnh vượng, đi lên của gia đình.
6. Bánh gạo nếp ngọt: Loại bánh này cũng gần tương tự như bánh chay của Việt Nam và thường được ăn vào ngày thứ 15 của Lễ hội Đèn lồng (Yuanxiao). Người ta tin rằng loại bánh này mang lại hòa bình và sự đoàn kết trong gia đình.
7. Nồi poon choi: Nồi poon choi được phát âm theo tiếng Quảng Đông này vô cùng nổi tiếng ở Hong Kong cũng như trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Chiếc nồi chứa đầy các món ăn ngon xa xỉ nhất tượng trưng cho lòng biết ơn đới với tổ tiên, tiền tài, và sự đoàn kết.
8. Bánh nhân dứa: Theo một số ngôn ngữ không phổ biến ở Trung Quốc, dứa có phát âm giống như "sự thịnh vượng". Chính vì điều này mà bánh nhân dứa khá phổ biến trong mỗi dịp Tết. Thậm chí, ở một số vùng, loại bánh này là món ăn bắt buộc trong lễ mừng năm mới.
9. Hộp kẹo: Những hộp kẹo ngọt với nhiều loại đa dạng như kẹo chocolate đồng tiền, các loại mứt, thạch trái cây, món tráng miệng... rất phổ biến vào dịp năm mới. Các gia đình bày hộp kẹo để tiếp khách, vì chúng tượng trưng cho tiền tài, sự ngọt ngào cho cuộc sống.
10. Món lẩu đêm giao thừa: Người dân Trung Quốc trên khắp thế giới đều lựa chọn làm món lẩu nóng hổi vào đêm giao thừa cho cả gia đình quây quần. Đặc điểm chính của món ăn này là mọi người cùng ăn chung một nồi. Truyền thống này thể hiện cho sự đoàn kết trong gia đình, cũng như sự đoàn tụ của các thành viên.
11. Bánh gạo Trung Quốc (ba bao fan): Loại bánh pudding ngọt ngào và hấp dẫn này thường được dùng làm món quà dịp đầu năm ở Trung Quốc. Nguyên liệu làm bánh gồm gạo nếp, trái cây khô, các loại hạt, và có thể được phủ một lớp syrup phía trên. Bánh tượng trưng cho sự may mắn và tiền tài, do cách phát âm loại bánh này còn có nghĩa là "kho báu".
12. Thức ăn bọc rau diếp: Các loại thức ăn bọc trong rau diếp khá đa dạng, và được tiêu thụ mạnh trong dịp năm mới để đem lại tiền tài may mắn, do cách phát âm của rau diếp theo tiếng Quảng Đông cũng tương tự như "gia tài".
Mới đây, chuỗi nhà hàng món Việt ở Anh đã khiến người dùng không hài lòng khi tung ra món phở chay. Trước đó, thương hiệu này bị chỉ trích vì độc quyền từ “Pho”.
Nhà hàng Zauo ở Tokyo, Nhật Bản có cách phục vụ rất đặc biệt. Thực khách tới đây được yêu cầu phải tự câu cá hoặc đánh bắt các loại hải sản tươi sống trước khi dùng bữa.
Ở Nhật, sampuru là mẫu thức ăn giả vẻ ngoài bắt mắt, giống hệt vật thật, có thể khiến bạn "phát thèm". Làm sampuru vừa là nghệ thuật độc đáo, vừa là ngành công nghiệp 90 triệu USD.