Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

13 hành vi bị xử phạt liên quan đến căn cước công dân

Người sử dụng chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số CMND giả; thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố các giấy tờ trên sẽ bị phạt tối đa 6 triệu đồng.

Theo đề nghị của Bộ trưởng Công an, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2021 (có hiệu lực từ 1/1/2022) thay thế Nghị định số 167/2013 với một số nội dung đáng chú ý.

Trong nghị định mới, nhiều vi phạm hành chính về cấp, quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân (CMND) hoặc căn cước công dân (CCCD) được bổ sung và nâng mức phạt.

Theo đại diện Bộ Công an, Nghị định 144 đã tăng mức phạt tiền, từ mức 100.000-200.000 đồng lên 300.000-500.000 đồng đối với các hành vi:

- Không xuất trình CMND, CCCD hoặc giấy xác nhận số CMND khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại CCCD.

- Không nộp lại các loại giấy tờ trên cho cơ quan chức năng khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại giấy tờ tùy thân cho cơ quan thi hành án và đơn vị liên quan.

Can cuoc cong dan anh 1

Nghị định 144 nâng mức xử phạt đối với hành vi sử dụng CMND giả. Ảnh: N.H.

Nghị định mới giữ nguyên mức phạt nhưng bổ sung, điều chỉnh các hành vi vi phạm liên quan đến các loại giấy tờ tùy thân so với Nghị định 167.

Theo đó, những vi phạm sau sẽ bị phạt tiền ở mức 1-2 triệu đồng: Chiếm đoạt, sử dụng CMND, CCCD hoặc giấy xác nhận số CMND của người khác; tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của các loại giấy tờ này; hủy hoại, cố ý làm hư hỏng giấy tờ tùy thân hoặc giấy xác nhận số CMND.

Các hành vi bị phạt tiền ở mức 2-4 triệu đồng: Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp CMND, CCCD; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp giấy tờ tùy thân.

Nghị định 144 cũng quy định mức phạt tiền 4-6 triệu đồng đối với 5 hành vi liên quan các loại giấy xác định nhân thân trên nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, gồm: Sử dụng CMND, CCCD hoặc giấy xác nhận số CMND giả; thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ; mua, bán, thuê, cho thuê và mượn, cho mượn CMND, CCCD để thực hiện hành vi trái pháp luật.

Người vi phạm những quy định trên còn bị buộc nộp lại giấy tờ nếu chiếm đoạt của người khác và nộp lại những gì thu lợi bất hợp pháp do hành vi vi phạm gây ra.

Mức lệ phí cấp căn cước công dân gắn chip từ 1/1/2022

Bộ Tài chính quy định giảm 50% lệ phí cấp căn cước công dân từ ngày 1/1/2022 đến hết ngày 30/6/2022.

Hồng Đăng

Bạn có thể quan tâm