Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

2 điều không nên làm khi bị động vật cắn

Tôi thích cho mèo nên thường hay chơi đùa với chúng. Xin hỏi nếu không may bị chó cắn, mèo cào trúng da thì tôi nên xử lý vết thương này như thế nào?

Tôi thích cho mèo nên thường hay chơi đùa với chúng. Xin hỏi nếu không may bị chó cắn, mèo cào trúng da thì tôi nên xử lý vết thương này như thế nào?

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế)

Bệnh dại là bệnh gây ra bởi virus dại, được lây truyền từ các loại động vật sang người. Có hai thể bệnh lâm sàng của bệnh dại là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt), trong đó, thể điên cuồng là phổ biến nhất.

Virus dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn, vết trầy xước trên cơ thể con người.

Bệnh dại cũng có thể lây truyền sang người khi động vật bị dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước, lớp niêm mạc miệng, mũi của người.

Cách xử lý vết cắn khi bị động vật cắn

Sau khi bị động vật cắn, mọi người cần xử trí nhanh qua những cách sau:

  • Rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.
  • Rửa kỹ vết thương lại với cồn 70% hoặc cồn iod nếu có.
  • Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được tư vấn huyết thanh, vaccine phòng dại.

Những điều không nên làm đối với vết cắn của động vật:

  • Sử dụng các chất kích thích vào vết thương như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm.
  • Băng bó, đắp thuốc kín vết thương.

Các biện pháp phòng chống bệnh dại

Người dân có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh dại bằng cách tiêm phòng vaccine dại cho thú cưng đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của các bác sĩ hoặc cán bộ thú y. Sau khi tiêm, nên giữ giấy chứng nhận tiêm phòng chó và xuất trình trong thời gian tiêm phòng hàng năm.

Khi nuôi chó, mọi người cần phải xích, nhốt; khi ra đường phải mang rọ mõm. Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo. Đây là biện pháp căn cơ để phòng bệnh dại. Đặc biệt, đối với những gia đình có trẻ nhỏ cần hướng dẫn cho trẻ cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo cắn.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Nhận biết các loài ong và cách xử lý khi bị đốt

Khi chơi đùa tại nơi nhiều cây cối, trẻ dễ bị ong đốt, một số trường hợp có thể nhập viện. Việc nhận biết từng loài ong có thể giúp ích cho quá trình điều trị cho trẻ.

Độc giả Duyên Bùi

Bạn có thể quan tâm