Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

2 lần chật vật chống bão của nhà hàng, khách sạn trong 11 tháng

Vừa khắc phục hậu quả sau bão Yagi một thời gian, một số cơ sở ăn uống, lưu trú tại khu vực phía Bắc tiếp tục tìm cách chống bão nhằm duy trì sinh kế.

Nhân viên một khách sạn tại Hạ Long chằng chống cửa sổ, phòng chống thiệt hại do bão số 3, ngày 21/7. Ảnh: Việt Linh.

LePont Cat Ba Bungalow, một khách sạn ven biển Cát Bà (Hải Phòng), tiếp tục gia cố phần mái tại điểm nghỉ và phần khung chống đỡ khu vực nhà hàng lần thứ 3 để đón bão Wipha. Cơ sở với 3 mặt tiền giáp biển đưa khách về đất liền trước khi Wipha đổ bộ và buộc tạm dừng tất cả hoạt động đón khách đến ngày 23/7 nhằm đảm bảo an toàn cho du khách, nhân viên cũng như tài sản tại khu resort.

Đơn vị chỉ vừa hoạt động trở lại hồi tháng 2 sau 6 tháng khắc phục hậu quả đợt bão Yagi hồi tháng 9/2024. Thời điểm đó, cơn bão số 3 cuốn bay 60% không gian xây dựng của đơn vị bao gồm toàn bộ phần mái phía trước khách sạn, tiêu tốn 6 tỷ đồng.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, ông Hùng Quang Lê, đồng sở hữu khách sạn trên, cho biết sau lần chứng kiến cảnh khách sạn tan hoang từ bão Yagi, tất cả khâu chống bão được chuẩn bị tốt trước khi bão vào.

"Một khi cơn thịnh nộ của thiên nhiên vào đất liền thì không chống chọi được gì", ông nói.

Chỉ trong vòng 11 tháng kể từ đợt bão Yagi hồi tháng 9/2024, 2 cơn bão với sức gió mạnh đổ bộ vào khu vực phía Bắc Việt Nam. Nhiều cơ sở lưu trú, ăn uống vừa khắc phục hậu quả từ bão Yagi tiếp tục "oằn mình" bảo vệ tài sản.

Resort kể trên và vựa hải sản Đông Dương tại Bãi Cháy, Hạ Long (Quảng Ninh) là 2 trong số ví dụ.

Rút kinh nghiệm "xương máu" từ đợt bão Yagi năm ngoái, ông Nguyễn Thành Luân (sinh năm 1985), chủ vựa hải sản trên thuê 18 container, chi phí thuê 6 triệu đồng/container/ngày (đã bao gồm tiền vận chuyển, cẩu lên và hạ xuống), mỗi chiếc nặng 5 tấn, đặt xung quanh cơ sở ăn uống rộng 3.000 m2 để chống bão.

Các container được sắp kín phía trước và hai bên, chỉ chừa một lối nhỏ vào cửa hàng. Ngoài ra, phần mái cửa hàng cũng được gia cố bằng bao cát tại các vị trí xung yếu. Việc lắp đặt được hoàn tất vào cuối giờ chiều 21/7.

"Phòng là để sống. Chúng tôi rút ra nhiều kinh nghiệm 'xương máu' từ năm ngoái. Khi tình hình bão diễn biến phức tạp, tôi bắt đầu triển khai phương án phòng chống. Đến sáng hôm qua thì bắt đầu thuê container để chắn gió, chống tốc mái. Giờ thì chỉ mong thời tiết thuận hòa để làm ăn yên ổn", ông Luân nói với Tri Thức - Znews.

Dù số tiền không nhỏ, chủ nhà hàng khẳng định: "Nếu so với hậu quả như trận bão Yagi năm ngoái, khoản chi này rất nhỏ, không kể đến. Năm ngoái, nhà hàng của tôi bị sập hoàn toàn, đến giờ vẫn chưa khôi phục được như trước".

Nhìn lại công tác ứng phó, ông Luân cho biết may mắn là bão lần này không gây thiệt hại lớn như năm trước. “Gió lớn thật, nhưng nhờ chuẩn bị kỹ nên 99% không sao cả. Một số hộ xung quanh chưa có điều kiện gia cố thì bị bay mái, sập vách là chuyện rất dễ xảy ra”, ông Luân nói.

Khách sạn Giang Sơn Sea View (Dolphin Hotel) tại huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) từng chịu thiệt hại khoảng 500 triệu đồng sau bão Yagi nay tiếp tục căng mình che chắn toàn bộ khung cửa kính ở tầng cao, phần mái tôn đề phòng mất mát.

"Năm nay tôi quyết tâm không đợi bão đến mới chống. Đơn vị và người dân xung quanh chuẩn bị chằng chống nhà cửa, biển quảng cáo mái tôn rất kỹ", ông Lê Mạnh Hiệp, chủ khách sạn, nói.

bao wipha do bo anh 5

Ông Hiệp chi khoảng 104 triệu/ngày thuê 18 container bao quanh mặt trước, sau vựa hải sản nhằm bảo vệ tài sản. Ảnh: Lê Mạnh Hiệp.

Theo ông Hiệp, sáng 22/7, sau khi bão đi qua, nhờ sự che chắn kỹ lưỡng, trung tâm Cát Bà hiện chưa ghi nhận thiệt hại lớn về tài sản. Mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường.

Tương tự, Kim Anh, chủ quán nướng Sa Pa Chill trên đường Nguyễn Chí Thanh (TP Hạ Long), cho biết đến chiều 22/7, quán vẫn an toàn, không bị ảnh hưởng nhiều do gió bão Wipha.

"Ngay từ khi có tin bão, tôi đã chủ động rào chắn, gia cố lại toàn bộ mặt bằng. Rút kinh nghiệm từ năm ngoái, lần này chuẩn bị kỹ hơn nên mọi thứ ổn", cô chia sẻ.

Trước đó, trong đợt bão Yagi năm ngoái, quán từng bị hư hại nặng. Sau khi sửa chữa, gia đình chị tiếp tục duy trì kinh doanh, coi đây là nguồn thu nhập chính trong cả mùa cao điểm lẫn thấp điểm du lịch.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 15h ngày 22/7, bão số 3 đã đi sâu vào đất liền ở địa phận các tỉnh Hưng Yên - Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.

Travel blogger truyền cảm hứng du lịch qua những câu chuyện đầy màu sắc về những điểm đến mới lạ, những trải nghiệm độc đáo mà họ khám phá được trong hành trình. Những bài viết, video hay hình ảnh của họ không chỉ mang lại kiến thức về địa lý, mà còn khơi gợi niềm đam mê khám phá thế giới. Đọc sách là một phần không thể thiếu trong hành trình này, giúp họ tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và con người ở mỗi nơi.

Mục Du lịch - Ẩm thực giới thiệu chân dung travel blogger kiêm tác sách, những con người lan tỏa nguồn cảm hứng xê dịch và tiếp nạp tri thức.

> Xem thêm: Travel blogger Đinh Hằng: Thật khó để cô đơn khi du lịch một mình

Chuyến du lịch bị xuyên tạc 'khoảnh khắc cuối cùng' vụ lật tàu Hạ Long

Hình ảnh chuyến du lịch hồi tháng 8/2024 của gia đình anh Nguyễn Tuấn bị gán với thông tin sai lệch "khoảnh khắc cuối cùng" của các nạn nhân lật tàu ở vịnh Hạ Long.

Nhiều khách sạn hoàn tiền 100% cho khách hủy lịch trình vì bão số 3

Để tránh bão số 3, nhiều du khách có kế hoạch đi Quảng Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình… phải thay đổi lịch trình. Khách sạn cũng đồng loạt hoàn tiền 100% hoặc hỗ trợ dời ngày nhận phòng.

Tường Vi - Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm