Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

2 yếu tố then chốt giúp trẻ có đường hô hấp khỏe

Lựa chọn đúng thuốc và chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách giúp trẻ bị viêm đường hô hấp mau hồi phục và hạn chế tái phát.

Điều kiện thời tiết giao mùa và môi trường ô nhiễm như hiện nay làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh hô hấp ở sơ sinh, trẻ nhỏ. Các triệu chứng thường gặp là ho, đờm, sổ mũi… Trẻ càng nhỏ thì nguy cơ chuyển biến càng nhanh nếu không có chế độ chăm sóc và điều trị đúng cách.

Lựa chọn đúng thuốc ho, siro ho cho trẻ

Tại hội thảo khoa học “Chăm sóc sức khỏe đường hô hấp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ” do nhãn hàng Siro ho cảm Ích Nhi tổ chức, PGS.TS.BS Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết: “Ho là triệu chứng điển hình thường gặp ở trẻ bị viêm đường hô hấp. Đây là phản xạ bảo vệ đường thở quan trọng, có lợi cho cơ thể khi gặp các tác động của khói, bụi, vi khuẩn, virus”.

Bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị ho, khò khè hay có đờm, việc tự ý sử dụng các loại thuốc long đờm, giảm ho, kháng sinh, kháng histamin… khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn, tùy ý sử dụng thuốc giảm ho không khuyến cáo cho trẻ nhỏ có thể gây quánh đờm.

Ich Nhi anh 1

PGS.TS.BS Lê Thị Hồng Hanh chia sẻ về nguyên nhân, cách phòng, điều trị và sử dụng thuốc ho cho trẻ.

Theo bác sĩ Hanh, khi trẻ bị hắt hơi, ho, đờm, sổ mũi không có biểu hiện nặng thì có thể cho trẻ dùng thuốc ho, siro ho cảm từ thảo dược sẽ an toàn hơn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo các quốc gia có thể sử dụng sản phẩm từ thảo dược địa phương cho trẻ viêm hô hấp, ho, cảm lạnh nhằm hỗ trợ giảm các triệu chứng hắt hơi, ho, đờm, sổ mũi.

Tại Việt Nam, các công thức thảo dược dân gian hỗ trợ chữa ho, cảm từ quất (tắc), húng chanh (tần dày lá), cát cánh, mật ong… đã được sử dụng và ghi nhận có hiệu quả.

Trong đó, cát cánh giảm ho, long đờm, chống viêm như một “kháng sinh tự nhiên”, tinh dầu húng chanh ức chế vi khuẩn, virus, ức chế phát triển phế cầu, tụ cầu, trị cảm cúm, ho, hắt hơi…

Tuy nhiên, các bài thuốc từ cây cỏ thiên nhiên nếu không qua bào chế có thể gây nguy hiểm. Với sự phát triển của y học cổ truyền, những thảo dược trên kết hợp với nhau được bào chế dạng siro ho thảo dược sẽ cộng hưởng tác dụng, mang lại hiệu quả cao hơn.

Các loại siro ho từ thảo dược từ quất, cát cánh, húng chanh… có thể cho trẻ sử dụng ngay khi có dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi.

Bác sĩ Hanh nhấn mạnh cha mẹ nên lựa chọn siro ho cảm từ thảo dược sạch phù hợp với lứa tuổi của trẻ, sản xuất từ công ty dược uy tín lâu năm và dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại… Từ đó đảm bảo an toàn, hiệu quả cho trẻ.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc ho, bác sĩ khuyên rằng để giảm ho, long đờm cho trẻ, cha mẹ cần cung cấp đầy đủ nước, loại bỏ các yếu tố gây dị ứng (khói, bụi…) và vỗ rung long đờm để tăng đào thải đờm. Khi trẻ ho nhiều, sốt cao, rút lõm lồng ngực, thở nhanh, nôn trớ nhiều, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Ich Nhi anh 2

Chuyên gia giải đáp các vấn đề về hô hấp và dinh dưỡng cho nhà thuốc và mẹ có con nhỏ.

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng cũng là một phần rất quan trọng trong chăm sóc và điều trị viêm đường hô hấp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Cũng tại hội thảo, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện dinh dưỡng Quốc gia, cho biết trẻ bị ho, đờm, sổ mũi thường rất mệt mỏi.

Do đó, việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý (tinh bột, đạm động vật, chất béo, dầu, mỡ, rau xanh và quả chín…) sẽ giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh và nhanh chóng hồi phục.

Cha mẹ cần cân đối dinh dưỡng đa dạng thực phẩm, cho trẻ ăn đủ chất, ngủ đủ giấc và ngủ sớm. Trẻ sơ sinh cần tăng cường bú mẹ để tăng sức đề kháng. Trẻ nhỏ bị ốm thường mệt mỏi, nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày với số lượng ít hơn và thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Có thể bổ sung thêm rau xanh, trái cây, nước ép hoa quả vào chế độ ăn của trẻ.

Khi bị ho, nôn trớ, trẻ nên được ăn uống đủ chất, bú mẹ theo nhu cầu, không kiêng khem quá mức hoặc ép phải ăn hết thức ăn. Trẻ bị sốt, ho, viêm họng cũng cần uống nhiều nước để làm dịu khu vực viêm, loãng đờm, giảm ho.

Bác sĩ Hưng nhấn mạnh, sau mỗi đợt ốm trẻ sẽ vào giai đoạn ăn trở lại, cần cho ăn đủ số lượng và chất lượng, tăng dần trong từng bữa ăn. Không nên thấy trẻ ăn được mà ép ăn nhiều sẽ gây nôn trớ, sợ ăn.

Chị Chu Thị Ái (Hà Nội) đặt câu hỏi: “Trẻ bị ho có cần kiêng dầu, mỡ, tôm, cua, gà, cá, đồ tanh khi bị ho?”. Bác sĩ Hưng giải đáp rằng trẻ bị ho ăn được ít, cần cung cấp đủ dầu mỡ để không làm thay đổi khối lượng thức ăn mà vẫn cung cấp đủ năng lượng cho trẻ, tăng cường hấp thu và tăng sức đề kháng.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không cần kiêng khem mà cho trẻ ăn đúng, ăn đủ và chế biến kỹ để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, giúp quá trình điều trị viêm viêm đường hô hấp được rút ngắn.

Ich Nhi anh 3

Kế thừa bài thuốc dân gian trị ho, cảm hiệu nghiệm từ quất, húng chanh, mật ong... TPBVSK siro ho cảm Ích Nhi sản xuất từ nguồn nguyên liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế Thế giới, có tác dụng hỗ trợ giải cảm, hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm sổ mũi, tiêu đờm cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Ích Nhi còn phát triển sản phẩm dòng sản phẩm TPBVSK siro Ích Nhi 3+, TPBVSK viên ngậm Ích Nhi phù hợp cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. 15 năm có mặt trên thị trường, Siro ho cảm Ích Nhi trở thành lựa chọn hàng đầu của cha mẹ Việt và đạt Thương hiệu Quốc gia 2022 (Viet Nam Value).

Thông tin sản phẩm: ichnhi.vn | Tư vấn khách hàng: 1800646845

Số GPQC số 429/2021/XNQC-ATTP. Bộ Y tế cấp ngày 18/2/2021. Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

An Nghiên

Bạn có thể quan tâm