1. Cà phê Bệt: Khu công viên được chặn 2 đầu bởi dinh Thống Nhất và nhà thờ Đức Bà từ lâu đã trở thành điểm cà phê chém gió thu hút giới trẻ Sài Gòn. Đây cũng là địa điểm nhất định phải ghé của du khách khi viếng thăm thành phố này.
2. Phố Tây gồm đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám và các khu phố lân cận tại trung tâm quận 1. Hầu hết các nhà dân ở đây đều cung cấp các dịch vụ du lịch, quán ăn với mức giá khá mềm và cụ thể.
3. Hầm Thủ Thiêm là đường hầm vượt sông đầu tiên của TP HCM nối quận 1 với khu đô thị mới Thủ Thiêm. Với cấu trúc và thiết kế vượt trội, hầm Thủ Thiêm được gọi là công trình thế kỷ của Sài Gòn.
4. Cầu Ánh Sao thuộc khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP HCM. Cầu bắc qua rạch Thầy Tiêu nối khu Hồ Bán Nguyệt (The Crescent).
5. Tháp Tài chính Bitexco từng lọt top 5 trong danh sách 20 tòa tháp chọc trời ấn tượng nhất thế giới do CNN bình chọn.
Tòa nhà Bitexco. Ảnh: Hải An. |
6. Hồ Con Rùa là tên gọi dân gian của Công trường Quốc tế, một vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân, nằm ở quận 3. Đây khu vực hoạt động ẩm thực sôi động 24/24h.
7. Chợ Bến Thành từ lâu đã trở thành biểu tượng của thành phố. Không chỉ là nơi buôn bán, đây cũng là nơi chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử.
8. Chợ Lớn là tên gọi bao gồm cả khu chợ Bình Tây, quận 5 và các khu vực lân cận có người Hoa sinh sống và kinh doanh. Điểm nhấn của khu vực này ngoài ngôi chợ có hàng nghìn gian hàng chuyên bán lẻ là các con đường với mặt hàng đặc trưng.
9. Bến Bạch Đằng gồm bến cảng và công viên Bạch Đằng nằm bên bờ sông Sài Gòn. Đây là điểm đến thú vị của người dân thành phố và khách du lịch khi đến thăm TP Hồ Chí Minh.
10. Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một công trình mang kiến trúc Âu - Á kết hợp. Sau hơn 100 năm, hiện nơi này vẫn giữ nguyên công năng khi xây dựng. Đến đây, ngoài gửi bưu thiếp, gọi điện thoại, bạn còn có thể tham quan, mua sắm và chụp hình.
Bưu điện trung tâm Sài Gòn. Ảnh: Tuấn Mark. |
11. Đại lộ Đông Tây hay đại lộ Võ Văn Kiệt là một tuyến đường đi qua trung tâm, nhằm giảm ách tắc giao thông cho cầu Sài Gòn và các trục chính trong thành phố.
12. Nhà hát lớn Sài Gòn xây dựng năm 1911, kiến trúc theo mẫu Opéra Garnier tại Paris. Nhà hát có 900 chỗ ngồi do kiến trúc sư Broger et Harloy thiết kế.
13. Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) chỉ hoạt động vào buổi tối. Dọc tuyến đường có nhiều cây xanh, quãng trường nước. Đây cũng là địa điểm đặt ga tàu điện ngầm sẽ khánh thành vào năm 2016.
14. Vincom Center là tòa nhà tiết kiệm năng lượng đầu tiên của Việt Nam. Hiện tòa nhà là khu phức hợp mua sắm, ăn uống, văn phòng...
15. Diamond Plaza là điểm đến tham quan, mua sắm và ăn uống của giới trẻ nhờ mức giá mềm và thiết kế tuyệt đẹp.
16. Kênh Nhiêu Lộc: Sau khi được cải tạo trở thành một dòng kênh xanh, sạch, tuyệt đẹp, nơi đây trở thành một trong những điểm thư giãn, hóng mát, ngắm cảnh và câu cá của nhiều người thuộc nhiều độ tuổi.
17. Dinh Độc Lập hay còn gọi là dinh Thống Nhất, hội trường Thống Nhất là một trong những di tích lịch sử quan trọng của Sài Gòn. Dinh được xây dựng trên trên diện tích 4.500 m2, diện tích sử dụng 20.000 m2, gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống.
18. Bảo tàng: Có thể kể tới bảo tàng HCM, bảo tàng Tôn Đức Thắng, bảo tàng Phụ Nữ... Mỗi nơi đều có đặc trưng riêng về kiến trúc, mẫu vật trưng bày.
19. Nhà thờ Đức Bà hay nhà thờ chính tòa Đức Bà, Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận TP HCM. Đây cũng là nhà thờ quy mô lớn và đặc sắc. Một trong những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố này.
Nhà thờ Đức Bà. Ảnh: Tuấn Mark. |
20. Cầu Phú Mỹ không chỉ là cây cầu văng dây đầu tiên của Sài Gòn mà còn là công trình cầu văng dây hiện đại nhất thế giới. Cầu có 6 làn xe với nhiệm vụ kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) và khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7).
21. Khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7) hiện là một trong những đô thị sang trọng, hiện đại bậc nhất Sài Gòn.
22. Phố ẩm thực: Sài Gòn có rất nhiều quán ăn. Những quán ăn này thường bán thành từng cụm tạo thành khu/phố ăn uống. Có phố chuyên bán một vài món nhưng cũng có nơi món gì cũng có, như sủi cảo phố Hà Tôn Quyền, trái cây đĩa đường Nguyễn Cảnh Chân, ốc phố Vĩnh Khánh...