Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những công trình nhìn ảnh là nhận ra Sài Gòn

Chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, bến nhà Rồng, nhà hát Thành phố... là những công trình khi nhìn thấy ảnh của chúng ở bất kỳ nơi nào, bạn sẽ nhớ ngay đến thành phố mang tên Bác.

1. Chợ Bến Thành do hãng thầu Brossard et Maupin khởi công xây dựng từ năm 1912-1914. Ban đầu, để phân biệt với chợ Cũ, người dân gọi nó là chợ Mới hay chợ Sài Gòn. Sau năm 1957, chợ đổi tên như hiện nay. Chợ Bến Thành hoạt động từ 4h30 - 24h hàng ngày. Không chỉ là nơi mua bán của người dân thành phố, đây còn là chợ du lịch nổi tiếng nhất Sài Gòn. Trong nhiều trường hợp, cổng ở đường Lê Lợi của chợ được coi như biểu tượng của TP HCM.

2. Nhà thờ Đức Bà hay còn gọi là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội được xây dựng từ năm 1877-1880 do kiến trúc sư người Pháp Bonard thiết kế, mô phỏng nhà thờ Notre Dame Paris, nhưng nhỏ hơn. Theo nhiều tài liệu, đây là một trong những nhà thờ đẹp nhất được thực dân Pháp xây ở các nước thuộc địa.
2. Nhà thờ Đức Bà hay còn gọi là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, được xây dựng từ năm 1877-1880 do kiến trúc sư người Pháp Bonard thiết kế, mô phỏng nhà thờ Notre Dame Paris, nhưng nhỏ hơn. Theo nhiều tài liệu, đây là một trong những nhà thờ đẹp nhất được thực dân Pháp xây ở các nước thuộc địa.

Vắt qua 3 thế kỷ, nhà thờ vẫn giữ nguyên nét lộng lẫy, uy nghiêm và tinh tế. Đây là một trong những điểm tham quan được yêu thích nhất của người Sài Gòn và du khách.

3. Bưu điện thành phố được xây dựng từ 1886-1891 do kiến trúc sư Villedieu thiết kế, kết hợp giữa phong cách Âu - Á.

Nằm gần nhà thờ Đức Bà, bộ đôi này tạo thành cụm tham qua nhất định phải đến của du khách trong và ngoài nước khi đến Hòn ngọn Viễn Đông. Hiện bưu điện vẫn được sử dụng với mục đích xây dựng ban đầu.

4. Nhà hát Thành phố nằm trên đường Ðồng Khởi (quận 1). Được xây dựng từ năm 1898 do kiến trúc sư Ferret thiết kế, đây là công trình văn hóa tiêu biểu và tốn kém nhất ở Sài Gòn thời Pháp thuộc. Hiện nhà hát chỉ dành cho những buổi diễn chuyên nghiệp. Những buổi diễn miễn phí trước tòa nhà vào các sáng cuối tuần thu hút nhiều người đi đường. Ảnh: Chieusang.com.

5. Dinh Độc Lập hay còn gọi là dinh Thống Nhất, hội trường Thống Nhất được xây dựng từ năm 1962-1966, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Công trình được xây dựng trên miếng đất rộng 12 ha. Hiện đây là một trong những điểm tham quan hút du khách quốc tế và cựu chiến binh. Giá vé tham quan 30.000 đồng một người.

6. Bến Nhà Rồng hay Bảo tàng Hồ Chí Minh, khởi đầu là một thương cảng lớn của Sài Gòn do Công ty vận tải đường biển xây từ năm 1862 -1864 xây. Có rất nhiều giả thuyết quanh cái tên "Nhà Rồng", được công nhận nhiều nhất gắn với đôi rồng lớn bằng đất nung tráng men xanh trên nóc nhà.

Năm 1911, đây là nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Sau năm 1975, tòa nhà được trưng dụng làm khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau đó được chuyển thành bảo tàng Hồ Chí Minh.

7. Tòa tháp Bitexco cao thứ 3 Việt Nam (262 m), được thiết kế theo hình bông sen cách điệu. Bitexco có khu ẩm thực 600 m2 tại tầng 50 và một nhà hàng cao cấp trên tầng 51. Từ khi khánh thành đến nay, công trình ở tại quận 1 này được coi như "ngọn hải đăng" trong TP HCM.

8. Hồ con Rùa có tên chính thức là Công trường Quốc tế. Đây là một vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường gồm Võ Văn Tần, Phạm Ngọc Thạch và Trần Cao Vân. Hiện đây là khu vực hoạt động ẩm thực sôi nổi nhất nhì Sài Gòn về đêm. Ảnh: Lớp học vui vẻ.

Cuối tuần đi chơi đâu tại TP HCM?

Tùy theo túi tiền, sở thích, bạn có thể chọn hàng chục điểm nghỉ ngơi từ sang trọng đến bình dân, thậm chí miễn phí.

Những công trình biểu tượng của các thành phố Việt Nam

Khuê Văn Các cổ kính ở Hà Nội, tháp Trầm Hương có tính cách điệu cao ở Nha Trang... là những công trình nổi bật của các địa phương.

An Huỳnh

Ảnh: Tuấn Mark - Lê Tuấn - Lê Quân - Trương Khởi

Bạn có thể quan tâm