Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

25 tuổi 'vùng kín' vẫn như thủa 13

20 tuổi nhưng chưa bao giờ xuất hiện “đèn đỏ” và đặc biệt hình thù của “nàng công chúa” vẫn như ngày cô mới 12- 13 tuổi”.

Các bác sĩ sản khoa và hiếm muộn cho biết họ từng gặp không ít bệnh nhân đã ở tuổi trưởng thành nhưng “vùng kín” vẫn thiếu nhi. Chẳng may mang trong mình căn bệnh này, lại hay bị khen trẻ so với tuổi sẽ là vô tình khoét sâu vào nỗi đau của họ.

Trước cửa phòng khám hiếm muộn của Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội người ngồi chờ khám bệnh cũng đông nghịt người. Nhìn em Trà Thị Huyền M, 20 tuổi, Khu đô thị mới Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng mẹ ngồi chờ khám tôi cứ tưởng em mới ở tuổi 13.

Câu hỏi vô tình đầu tiên của tôi đã chạm vào nỗi đau đang khiến mẹ của M héo mòn. “Chị hay là bé con khám vậy?”. “Bé gì cháu 20 tuổi rồi đấy”. 

Có không ít cô gái đau khổ vì ở tuổi trường thành

Có không ít cô gái đau khổ vì ở tuổi trường thành "vùng kín" vẫn không chịu lớn.

Tôi không thể dấu nổi sự ngạc nhiên, “Em trẻ hơn tuổi nhiều quá”. Không ngờ tôi nhận ngay được sự than thở của chị N (mẹ Huyền M): “Bình thường trẻ hơn tuổi thì mừng nhưng con gái của tôi thì khác”.

Chị N (mẹ Huyền M) kể lại, cách đây một tuần, đã đưa em đi khám họng ở bệnh viện phường. Khám xong thì đưa đến khoa sản chỗ bạn chị chơi. Nói chuyện với bạn về con, chị bạn bảo để chị khám giúp. Không ngờ chị ấy nói con gái chị N phát triển không bình thường.

Chị N thở dài não nuột: “Tôi thì chỉ nghĩ đơn giản là cháu chỉ chậm phát triển. Hôm nay, tôi đưa cháu đến đây khám lại. Đúng là con tôi cũng có những biểu hiện bất thường, 20 tuổi nhưng chưa bao giờ xuất hiện “đèn đỏ” và đặc biệt hình thù của “nàng công chúa” vẫn như ngày cô mới 12- 13 tuổi”. Và kết quả khám bệnh đã thật sự gấy sốc cho cả hai mẹ con, M bị “tử cung nhi tính” không thể có con.

Một cô gái có khuôn mặt khá xinh xắn cũng đang chờ đến lượt được bác sĩ gọi vào khám, tôi đến bên chủ động bắt chuyện và em e ngại mở lời: “Bệnh của em buồn lắm, buồn đến mức không có tia hy vọng để lấy chồng. Chị đã gặp cô gái nào ngoài 22 tuổi vẫn chưa bao giờ bị “đèn đỏ” chưa?”. Chẳng chờ câu trả lời của tôi cô gái tiếp lời “Vậy mà em như thế đấy”. Nhìn sự trẻ trung và khuôn người khá đầy đặn của cô tôi thấy xót xa thay.

“Em 22 tuổi và có anh hàng xóm “để mắt” đến 4 năm rồi mà không dám nhận lời. Em không muốn mang nỗi bất hạnh này đặt lên vai anh ấy. Em nói không lấy chồng anh ấy cứ tưởng em đùa và kiên nhẫn đợi. Đã nhiều lần em đi khám và kết quả đều là em không thể làm mẹ vì em bị... dị tật bẩm sinh đường sinh dục- không có tử cung. Biết đấy là số phận nhưng nghe đâu có thầy thuốc hay em vẫn muốn đến khám thử, biết đâu người ta có cách. Lần này khám nếu câu trả lời vẫn như trước, em sẽ đi làm ăn xa. Không ở nhà nữa cho anh ấy khỏi phải đợi”, cô gái tâm sự.

Khi tiếp xúc với bác sĩ tại Bệnh viện để tìm hiểu thêm về nỗi bất hạnh của cô gái, tôi được biết cô là em Phạm Lê B, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam và kết quả khám bệnh của cô vẫn là không thể sinh con vì không có tử cung.

Theo ông Lê Vương Văn Vệ, GĐ Trung tâm Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thì những trường hợp không có tử cung, tử cung nhi tính, không có vòi trứng hay hai âm đạo là bị dị tật sinh dục bẩm sinh. Những trường hợp này không thể sinh con và đến thời điểm này y học vẫn bó tay. Nếu muốn có con thì họ chỉ có nước là xin mang thai hộ nhưng đây là việc không phải cô gái nào cũng đủ khả năng để thực hiện được mong muốn của mình.

http://giadinh.net.vn/song-khoe/hi-huu-25-tuoi-vung-kin-van-nhu-thua-13-20141023141006878.htm

Theo Kỳ Anh/ Gia đình.net

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm