Khoảng 6.000 vận động viên tham gia giải chạy đêm ở TP.HCM tối 12/10. Ảnh: BTC. |
Trao đổi với Tri Thức - Znews chiều 13/10, bác sĩ Vũ Đức Nhân, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho biết vào rạng sáng, bệnh viện tiếp nhận 3 người bệnh nhập cấp cứu sau một giải chạy đêm được tổ chức ở TP.HCM tối 12/10.
Bệnh nhân gồm 2 nam, có độ tuổi lần lượt là 46 và 38, một nữ 19 tuổi. Bác sĩ chẩn đoán 3 người bệnh bị ngất do gắng sức.
Tại bệnh viện, sau khi được thăm khám và điều trị, cả 3 người đều tỉnh táo, tiếp xúc tốt, sinh hiệu ổn định. Các bệnh nhân đang được theo dõi sát tại khoa Cấp cứu.
Giải chạy đêm 12/10 được tổ chức tại TP.HCM thu hút gần 6.000 vận động viên trong nước và quốc tế tham gia ở các cự ly 5 km, 10 km và 21 km.
Chia sẻ với Tri thức - Znews trước đó, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, Giảng viên cấp cao bộ môn Tim mạch, Đại học Y dược TP.HCM, phân tích một số người bên ngoài trông rất khỏe mạnh nhưng có thể hệ tim mạch đang có vấn đề tiềm ẩn chưa phát hiện ra như hội chứng WPW (bệnh lý rối loạn nhịp tim), bệnh cơ tim phì đại... Chỉ đến khi gắng sức, nhịp tim đập nhanh hơn, những bệnh này mới bắt đầu xuất hiện, gây ngưng tim đột ngột.
Chuyên gia khẳng định việc chạy bộ đúng cách có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy vậy, mọi người không nên chạy gắng sức, những người có bệnh lý nền như tim mạch, cao huyết áp... không nên chạy bộ, chỉ nên đi bộ.
Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyễn Tiến Lộc, giảng viên bộ môn Ngoại, khoa Y, Đại học Nguyễn Tất Thành (TP.HCM), nhấn mạnh điều nguy hiểm nhất các vận động viên phải đối mặt khi chạy bộ là tình trạng mất nước, điện giải.
"Khi chạy đường dài hoặc mới bắt đầu chạy, cơ thể sẽ bị mất một lượng điện giải nhất định qua mồ hôi. Nếu không bổ sung kịp thời các loại điện giải bị hao hụt, người tập sẽ đối diện với những nguy cơ về sức khỏe", bác sĩ Lộc chia sẻ.
Các bác sĩ khuyến cáo khi mọi người tập thể dục, rèn luyện sức khỏe, lưu ý nên tập luyện nhẹ nhàng, rồi tăng dần với cường độ từ từ, không nên làm quá sức ngay một lúc sẽ rất dễ đi vào cơ vân.
Khi có triệu chứng của các tiêu cơ vân như quá mệt mỏi, mệt mỏi quá sức không giơ tay chân được và đặc biệt đi tiểu nước tiểu có màu sậm (giống màu sá xị), nên đến các cơ quan y tế để kiểm tra và xử trí kịp thời.
Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?
Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.