Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

3 nhóm ngành của ĐH Bách khoa Hà Nội vào top 500 thế giới

Ba nhóm ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử; Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo; Khoa học Máy tính và Hệ thống Thông tin của ĐH Bách khoa Hà Nội vào top chương trình học tốt nhất.

Ngà 27/2, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds - QS (Vương quốc Anh) công bố kết quả bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới theo lĩnh vực (viết tắt là QS WRU by Subject) năm 2019.

Lần đầu tiên tham gia bảng xếp hạng này, nhóm ngành Kỹ thuật điện - Điện tử của ĐH Bách khoa Hà Nội được xếp vào danh sách 450 chương trình đào tạo tốt nhất thế giới, nằm ở hạng từ 401-450.

Ngoài ra, ĐH Bách khoa Hà Nội còn có 2 nhóm ngành khác lọt vào danh sách xếp hạng: Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo, đứng trong nhóm 451-500 và nhóm ngành Khoa học Máy tính và Hệ thống Thông tin (Công nghệ Thông tin) thuộc nhóm 501-550.

DH Bach Khoa Ha Noi anh 1
3 nhóm ngành lọt vào bảng xếp hạng đều là những ngành "hot" của ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh minh họa: Kinh tế & Đô thị.

QS đánh giá cả 3 nhóm ngành này của ĐH Bách khoa Hà Nội hiện đứng vị trí số một trong hệ thống đào tạo giáo dục đại học của Việt Nam.

Bảng xếp hạng đại học thế giới theo lĩnh vực của QS được xây dựng dựa trên bốn tiêu chí gồm: Uy tín trong giới hàn lâm, uy tín với nhà tuyển dụng, tỷ lệ trích dẫn trung bình trên một bài báo và chỉ số H-index đo lường năng suất, mức độ tác động của các công bố khoa học từ đội ngũ giảng viên.

Tùy từng lĩnh vực, trọng số của các tiêu chí sẽ khác nhau. Lĩnh vực Nghệ thuật và Nhân văn (Arts & Humanities), trọng số điểm về uy tín trong giới hàn lâm chiếm 60% tổng số điểm, uy tín với nhà tuyển dụng chiếm 20%, tỷ lệ trích dẫn trung bình của một bài báo chiếm 10% và tổng số các bài báo được trích dẫn chiếm 10%.

Lĩnh vực Kỹ thuật và Công nghệ (Engineering & Technology), trọng số điểm được QS WRU by Subject quy định là 40% - 30% - 15% - 15%.

Trước đó, trong bảng xếp hạng các trường đại học châu Á (QS Asia) 2018-2019, ĐH Bách khoa Hà Nội xếp ở vị trí 261-270, vươn lên 30 bậc so với năm 2018.

Học phí trăm nghìn USD/năm và 5 tấm bằng đại học đắt nhất thế giới Học phí 4 năm của chương trình cử nhân Lịch sử tại ĐH Sarah Lawrence, Mỹ, lên đến gần 403 nghìn USD. Theo Finance Online, đây là tấm bằng đắt nhất thế giới.

Nhà tâm lý học trẻ nhất thế giới trúng tuyển ĐH Harvard ở tuổi 17

13 tuổi, thần đồng Mexico trở thành nhà tâm lý học trẻ nhất thế giới. 4 năm sau, cô là người nhỏ tuổi nhất trúng tuyển chương trình sau đại học của Harvard trong vòng 100 năm qua.

Minh Nhật

Bạn có thể quan tâm