3 nữ sinh cao thủ của nghệ thuật đường phố
Trong lĩnh vực đòi hỏi sự mạnh mẽ, cá tính thì dù không nhiều nhưng cũng xuất hiện các cô gái tài năng, bụi phủi như Diệu Anh - trượt ván, Trà My - patin hay Thanh Phương - hip hop.
Từ khi du nhập vào Việt Nam thì các bộ môn “nghệ thuật đường phố” như hip hop, trượt ván, trượt patin.
Chính vì vậy mà phần lớn số người chơi những môn nghệ thuật đường phố là nam giới bởi họ đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe, độ dẻo dai. Tuy nhiên, cũng có không ít các cô gái mạnh mẽ, đầy cá tính vẫn đang tham gia và chơi hết mình với bộ môn nghệ thuật này.
Có rất nhiều lý do để các bạn nữ “bước chân” vào lĩnh vực chủ yếu dành cho nam giới. Người thì muốn chơi để khẳng định cá tính của bản thân, người thì do yêu thích từ trước nhưng chưa có điều kiện, nhưng chủ yếu các bạn tham gia chỉ vì nó mang lại sự vui vẻ và những trải nghiệm chưa hề được biết từ trước tới giờ.
Trương Diệu Anh - Trượt ván
Lần đầu tiên cô tham gia trượt ván là năm 2006, cho đến nay cũng đã tròn 6 năm. Khi đó Diệu Anh lần đầu tiên được rủ đi xem giải đấu về trượt ván. Nhìn thấy mọi người trượt nên cô cảm thấy thích và bắt đầu thử sức với nó. Hồi mới đầu, vì không có ván nên cô luôn phải trượt chung với bạn, một tuần chỉ được trượt một buổi. Cứ như vậy cho đến khi cô dành dụm mua được ván trượt của riêng mình.
Diệu Anh cũng từng đoạt giải 3 “Boo SkateBoarding Day” và 2 lần giải nhì “Contest Game of Skate”. |
Hiện tại Diệu Anh đang là sinh viên năm cuối trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ, cô cũng thành viên của Lenin Team và dự định trong tương lai sẽ lập một blog về các bạn nữ chơi trượt ván ở Việt Nam. Diệu Anh cũng từng đoạt giải 3 “Boo SkateBoarding Day” và 2 lần giải nhì “Contest Game of Skate”.
Vũ Hà My - Trượt patin
My đang là sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Ngoại Thương và là thành viên của Việt Skate Club. Trước khi đến với patin thì My cũng từng tham gia dancesport, tuy nhiên thì cô luôn dành nhiều sự đam mê hơn cho trượt patin.
My chia sẻ: “Ngay từ bé thì mình đã thích patin rồi nhưng chưa có tiền mua giầy, về sau khi có điều kiện, thấy em trai đang trượt patin nên mình chơi thử và dần bị cuốn hút bởi nó” .
Trải qua hơn một năm thử sức với patin, cô cũng đã có được rất nhiều kỷ niệm trong suốt quá trình chơi và tập luyện. Vì là con gái nên bị hạn chế về sức khỏe, chính vì vậy mà có nhiều động tác phải mất rất nhiều thời gian mới có thể hoàn thành, đôi khi cô còn cảm thấy chán nản, bực bội mỗi khi bị chê yếu.
Do vậy, cô và các bạn nữ trong nhóm phải tăng cường tập luyện thể lực như tập chạy mũi quanh công viên Lê-nin hoặc Hồ gươm, tập cơ đầu gối, cơ cổ chân, tập bụng, ép dẻo, tập bật cao với mũi gót… Thậm chí, My còn khóc khi tập một động tác mãi mà không được, khóc vì ức rồi nản. Nhưng cô vẫn quyết định sẽ chơi và gắn bó lâu dài với nó, tuy nhiên chỉ là để thỏa mãn sở thích của bản thân.
Phạm Thị Thanh Phương - Hip hop
Tham gia từ khi là sinh viên năm 2 ĐH Luật Hà Nội, Phương đã cảm thấy rất vui sướng bởi cô đã yêu thích và đam mê hip hop từ rất lâu trước đó nhưng chưa có cơ hội để tự mình trải nghiệm.
Phương đã đạt khá nhiều giải thưởng về hip hop. |
Sau khi tốt nghiệp ĐH, Phương đã đầu quân cho một công ty chuyên về tổ chức sự kiện và cô cũng đang tham gia vào nhóm nhảy NewYork Style. Bản thân Phương đã từng trải nghiệm qua rất nhiều thể loại nhảy khác nhau như house dance, waacking, contemporary… nhưng cô cảm thấy thực sự thích và gắn bó với hip hop dance.
Dù mới bắt đầu nhảy được khoảng 4 năm nhưng Phương cũng giành được rất nhiều giải về cho bản thân như: Giải nhất “Bước nhảy xì-tin” khu vực Hà Nội năm 2008, Top 5 Bước nhảy xì-tin năm 2011. Giải nhất Showcase Yamaha Festival 2009, Top 4 showcase giải “Ring Masterz II” năm 2011 khu vực miền Bắc, Giải nhất showcase “Centaur Dance” 2011 khu vực Hà Nội…
Tùng Trần
Theo Infonet