Từ lâu, tía tô được biết đến là vị thuốc chữa bệnh và phòng bệnh tuyệt vời. Tuy nhiên, uống nước tía tô vào thời điểm nào tốt nhất? Dưới đây là 3 thời điểm tốt nhất nên uống lá tía tô mà ít người biết.
Tác dụng của nước tía tô
Tía tô là loại thực vật phổ biến tại châu Á, trong đó có Việt Nam. Tía tô không chỉ là món rau gia vị dễ chế biến mà còn là cây thuốc Đông y dễ trồng.
Là loại thực vật có tính chất ấm, tía tô thường được trồng ở các vùng đất nhiều ánh sáng, độ ẩm tốt. Lá cây mang màu sắc tím, xanh, cũng có loại lá cây màu đỏ. Những chiếc lá được mọc đối xứng nhau, ở mép có hình răng cưa.
Cây tía tô có hoa màu tím hoặc trắng mọc thành từng chùm ở ngọn. Loại thực vật này quả màu nâu nhạt, hình cầu, kích thước nhỏ.
Để chế biến tía tô có rất nhiều cách, nhưng đơn giản nhất vẫn là rửa sạch rồi ăn như các loại rau sống khác, hoặc đun cùng nước uống.
Hương vị của loại rau gia vị này được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì thế, nước tía tô tươi có vị dễ uống, thanh mát mà chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Thời điểm tốt nhất uống nước tía tô không phải ai cũng biết. |
Thời điểm tốt nhất nên uống lá tía tô
Thời điểm tốt nhất để uống nước tía tô là trước 3 bữa chính khoảng 10-30 phút. Đây là thời điểm cơ thể hấp thụ khoáng chất trong tía tô tốt nhất, đồng thời giúp thúc đẩy mỡ thừa, giảm cân, làm sáng da.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không uống thay nước lọc, càng không nên uống quá nhiều nước tía tô trong thời gian dài có thể khiến bạn bị cao huyết áp và ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
Tốt nhất, mỗi người chỉ nên dùng khoảng 3-4 ly nước lá tía tô, chia nhỏ từng lần uống.
Lưu ý khi uống nước tía tô
Một số lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô tươi:
- Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.
- Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi, từ đó, làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng.
- Người bị cảm nóng không nên sử dụng nước lá tía tô.
- Uống quá nhiều nước tía tô trong một thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp.
- Nếu dùng lá tía tô có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, thở nông, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ… thì cần dừng ngay.
Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.