Khoai tây
Chất glycoalkaloid có trong vỏ khoai tây khi ăn vào tích lũy đến một lượng nhất định sẽ gây độc cho cơ thể. Do không gây ngộ độc ngay lập tức và không rõ ràng triệu chứng, nhiều người thường bỏ qua sự nguy hiểm của vỏ khoai tây. Khi bị ngộ độc, người bệnh có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém. Đặc biệt, với những củ khoai tây đã mọc mầm, chất độc tăng lên, bạn tuyệt đối không được ăn.
Ngoài ra, khoai tây không nên nấu cùng thịt bò bởi thành phần dinh dưỡng trong 2 thực phẩm này khác nhau, buộc dạ dày phải tiêu hóa lâu hơn, gây rối loạn tiêu hóa.
Vỏ khoai tây có chứa nhiều chất độc hại glycoalkaloid, không tốt nếu ăn phải. Ảnh: People. |
Quả hồng
Khi quả hồng chưa chín, chất tannin sẽ tập trung phần lớn trong phần thịt sẽ gây hại cho dạ dày. Trong khi ở quả hồng chín, các chất này sẽ tập trung tại phần vỏ hồng. Vì vậy, khi ăn hồng chín, bạn nên gọt vỏ thật sạch, nếu không chất tannin này xâm nhập vào dạ dày, tạo ra một hóa chất kết hợp với protein trong thực phẩm, tạo ra những cục u lớn nhỏ, gọi là "sạn trái hồng trong dạ dày", dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Khoai lang
Đây là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, ăn cả vỏ khoai lang lại không có lợi cho tiêu hóa. Nguyên nhân là do vỏ khoai lang có chứa nhiều chất kiềm, ăn vào sẽ khiến hệ tiêu hóa khó chịu. Ngoài ra, trên vỏ khoai lang thường có những đốm đen, nâu, ăn vào có thể gây ngộ độc thực phẩm.