Đà Nẵng: 7 ca là F1, 2 trường hợp trong khu vực phong tỏa.
Bắc Giang: 23 ca mắc được phát hiện trong khu cách ly và khu vực đã phong tỏa, liên quan công nhân làm tại khu công nghiệp.
Bắc Ninh: Các ca mắc mới liên quan khu công nghiệp Quế Võ (1), Khắc Niệm (1). Ngoài ra, một trường hợp là F1, đã được cách ly.
Nghệ An: 2 trường hợp đang điều tra dịch tễ.
TP.HCM: 36 ca là các trường hợp F1, đã được cách ly. 6 bệnh nhân liên quan điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng, 4 ca liên quan điểm thu phế liệu Đề Thám - Quận 1, 11 trường hợp đang được điều tra dịch tễ.
Như vậy, trong ngày 20/6, Việt Nam có 300 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (137), Bắc Giang (96), Đà Nẵng (27), Bắc Ninh (19), Bình Dương (13), Nghệ An (5), Hà Tĩnh (1), Quảng Nam (1), An Giang (1); trong đó 281 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.
Bộ Y tế cũng cho hay trong ngày, 175 bệnh nhân được công bố khỏi Covid-19. 21 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng.
Hiện tại, tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM rất phức tạp với số ca mắc tăng nhanh và xuất hiện nhiều ổ dịch chưa rõ nguồn lây. Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết làn sóng dịch Covid-19 lần 4 tại TP.HCM khó kiểm soát hơn so với các đợt bùng phát trước đó.
Trước đó, sáng 19/6, TP.HCM triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 tại một công ty ở Khu Công nghệ cao, phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức.
"Đợt dịch này ảnh hưởng sức khỏe, sinh hoạt, an sinh xã hội người dân thành phố. Do đó, với 786.000 liều vaccine, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, ưu tiên tiêm cho lực lượng công nhân, người lao động để duy trì sản xuất. Đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất tại thành phố diễn ra trong vòng 7 ngày", ông nói.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, xác định lại mục tiêu của Việt Nam là phải tiêm cho trên 75% người dân để đạt miễn dịch cộng đồng.
Cục trưởng cho biết thời gian qua, Việt Nam đã tổ chức tiêm được khoảng 2 triệu liều vaccine Covid-19. Tuy nhiên, Bộ Y tế đang đặt ra mục tiêu hoàn thành đủ số mũi tiêm để có miễn dịch cộng đồng trong năm 2021.
"Số lượng tiêm nhiều, thời gian gấp rút nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn là thách thức rất lớn của ngành y tế. Dù vậy, chúng ta vẫn phải tuyệt đối đảm bảo tiêm nhiều, nhanh nhưng tỷ lệ tử vong, tai biến thật nhỏ, thậm chí không được để xảy ra", PGS Lương Ngọc Khuê nói.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.