Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4 bác sĩ tạo cảm hứng lớn cho cộng đồng

Câu chuyện của 4 bác sĩ này giúp người đọc tin vào tài năng và y đức của những bác sĩ hết lòng vì bệnh nhân.

'Dù tôi chỉ là người quét rác, bác sĩ Nguyễn Anh Trí vẫn tôn trọng' Một ngày sau khi GS Nguyễn Anh Trí nghỉ hưu, nhiều người vẫn ngồi lại để kể về hơn 30 năm cống hiến, sự tận tâm trong công việc, lòng nhân ái, ân cần của ông với bệnh nhân.

1. BS Nguyễn Anh Trí về hưu, cả bệnh viện nghẹn ngào quyến luyến 

Hơn 30 năm công tác trong ngành Y tế, 14 năm đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, GS.BS Nguyễn Anh Trí đã trở thành cái tên để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người. Ông khiến nhiều người nể phục bởi tài năng và y đức của mình.

Chính thức nghỉ hưu từ 1/10, GS Nguyễn Anh trí để lại nhiều cảm xúc cho toàn bộ cán bộ, y bác sĩ và bệnh nhân. Gần 1.000 người đã có mặt để tham dự buổi chia tay ông. Không khó để bắt gặp những giọt nước mắt xúc động, những cái ôm bịn rịn của người ở lại, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều chung một dòng cảm xúc.

"Tôi đứng lấp sau cánh cửa, giấu nước mắt, chỉ dám lén nhìn bác trong buổi chia tay. Dù chỉ là nhân viên quét rác nhưng bác sĩ Trí vẫn luôn tôn trọng. Không được nói chuyện nhiều nhưng lần nào gặp bác cũng hỏi thăm, động viên anh, chị em cố gắng làm việc", một nhân viên vệ sinh tại viện nghẹn ngào.

Bac si duoc dan yeu quy anh 1
Nước mắt của bệnh nhân khi chia tay người Viện trưởng nhân hậu. Ảnh: Viện HH-TMTW

Trong suốt những năm công tác, ông đã xây dựng nhiều phong trào hiến máu lớn mạnh, có sự tham gia của hàng chục nghìn người, tiêu biểu như lễ hội Xuân hồng, Hành trình đỏ. Từ các chương trình này đã thu lại hàng nghìn đơn vị máu, cứu sống hàng nghìn người bệnh. Không chỉ là người khởi sướng, GS Trí cũng trải qua 21 lần hiến máu. Ông làm việc này đến khi quy định không được hiến máu với người trên 60 tuổi. 

Với ông, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương như ngôi nhà thứ hai. Ở đó, ông được cống hiến hết mình cho y học, quan tâm, chăm sóc bệnh nhân như ruột thịt của mình.

"Nhiều năm làm việc tại đây, chưa một lần tôi thấy giáo sư Nguyễn Anh Trí nghỉ ngơi. Trăm ngày như một, bác đến viện lúc 6h30, đến gần 22h mới trở về. Ngay cả ngày nghỉ, bác cũng đi làm đúng giờ như vậy", anh Trần Xuân Chiến, bảo vệ bệnh viện tâm sự.

2. BS Trần Hoàng Minh từ bỏ giàu sang về khám bệnh ở quê nhà

Gần 20 năm sống ở Mỹ, tốt nghiệp Trường ĐH Houston (Mỹ) và tốt nghiệp ĐH Queensland (Úc) nhưng bác sĩ Trần Hoàng Minh (quốc tịch Mỹ) lại chọn về Việt Nam "định cư".

Tháng 7/2015, bác sĩ Minh từ Mỹ về Việt Nam. Anh tự chạy xe máy đến nhiều bệnh viện trong TP.HCM tìm nơi xin việc. Nhận thấy Bệnh viện Q.Gò Vấp coi trọng bệnh nhân, lại gần nhà bà nội nên bác sĩ trẻ quyết định nộp đơn. 

Ngay trên đường về, TS.BS Phạm Hữu Quốc, giám đốc bệnh viện Gò Vấp đã gọi anh quay lại phỏng vấn. Giám đốc bệnh viện hỏi anh vì sao xin về đây và cũng không quên "cảnh báo" mức thu nhập ở viện công thấp hơn các bệnh viện tư, chênh lệch càng lớn với bác sĩ làm việc tại Mỹ. Khi đó, anh trả lời: “Em đi làm chỉ vì yêu thích công việc. Em không đặt nặng về lương. Em nghĩ đủ sống là được rồi”.

Từ ngày đi làm, chàng bác sĩ trẻ luôn đến sớm 30 phút, đôi khi không có ca trực cũng đến khoa cấp cứu tự nguyện phục vụ bệnh nhân. Là người trẻ nhưng anh không ngại việc, luôn ân cần, tận tình giúp đỡ người bệnh. Khi nói chuyện với bệnh nhân lớn tuổi, anh nhẹ nhàng hỏi han, luôn bắt đầu bằng từ "Thưa..." lễ phép. 

Cũng vì thế mà nhiều bệnh nhân ấn tượng, cảm động, yêu mến chàng bác sĩ Việt kiều. Ở quê hương, bác sĩ Minh nhận ra khoảng cách khá xa giữa bác sĩ và bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân yếu kém về tài chính, trình độ. 

Chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ, Hoàng Minh quan niệm dù bệnh nhân là ai bác sĩ cũng luôn phải đặt ở vị trí quan trọng nhất. Theo Minh, mỗi bệnh nhân đều để lại cho bác sĩ một ký ức, kinh nghiệm trong nghề nghiệp và chính họ đã giúp anh nâng cao tay nghề.

Gọi điện hỏi thăm bệnh nhân hay đến tận nhà sau khi xuất viện là việc làm rất hiếm gặp ở các bác sĩ Việt. Nhưng với bác sĩ Minh đây là việc anh thường xuyên làm và cảm thấy cần thiết. Theo anh, việc làm này giúp bác sĩ biết được hiệu quả điều trị, rút ra nhiều kinh nghiệm.

3. BS Trương Hữu Khanh, bỏ phòng khám, lập Facebook "chữa" miễn phí

Câu chuyện về một bác sĩ trưởng khoa tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM suốt 20 năm duy trì phòng mạch khám và bán thuốc cho bệnh nhân với giá chỉ 15.000 đồng. Cách đây hơn 2 năm, ông quyết định nghỉ phòng mạch, dành thời gian lập trang Facebook để tư vấn miễn phí cho phụ huynh về sức khỏe trẻ em khiến nhiều cảm động. Đó là bác sĩ Trương Hữu Khanh. 

Theo Vietnamnet, hơn 10 năm công tác tại bệnh viên Nhi Đồng 1 TP.HCM, ông luôn được đồng nghiệp, bạn bè, bệnh nhân nhắc đến với các đức tính như mộc mạc, giản dị, tốt tính và đặc biệt giỏi chuyên môn. 

Khi được hỏi, tại sao lại có ý tưởng đóng cửa phòng mạch, viết tư vấn miễn phí trên mạng xã hội, bác sĩ tâm sự: “Tôi có ý định này lâu rồi, bắt nguồn từ thực tế thôi. Trong lúc tôi đang khám bệnh thường xuyên nhận được tin nhắn, điện thoại nhờ giải đáp".

Bac si duoc dan yeu quy anh 2
Bác sĩ Trương Hữu Khanh. Ảnh Vietnamnet

BBác sĩ Khanh nói tiếp: "Bản thân tôi thấy cách chăm sóc bệnh nhi của phụ huynh sai nhưng không có thời gian để giải thích, nhắc nhở. Những chương trình giao lưu về bệnh tật trên báo đài tốt đấy nhưng lại bị giới hạn về thời lượng, chủ đề, trong khi nhu cầu được cung cấp thông tin của người dân thì quá nhiều".

Hiện tại, trang Fanpage "Hỏi bác sĩ nhi đồng" của bác sĩ Nguyễn Hữu Khanh đã thu hút hơn 180.000 lượt thích, có lượng tương tác với độc giả cao, chủ yếu là những câu hỏi của các bậc cha mẹ về cách chăm sóc con nhỏ. 

Ngoài giải đáp thắc mắc bệnh tật trẻ em, “Hỏi bác sĩ nhi đồng” còn đưa ra cảnh báo mang tính thời sự, định hướng dư luận y khoa, hướng dẫn cách chăm trẻ đúng cách.

Một tài khoản Facebook viết trên Fanpage của bác sĩ Khanh: "Tôi theo dõi trang của bác sĩ từ những ngày đầu thành lập, tính đến nay đã hơn 2 năm, nhờ đó biết được rất nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc con trẻ. Tôi thật sự nể phục và biết ơn sự tận tụy của bác sĩ khi luôn cố gắng trả lời đầy đủ hàng nghìn câu hỏi của mọi người dưới mỗi bài viết".

5. BS Phạm Hồng Thái, người rước khổ vào thân

Ở xã biển Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), người dân gọi bác sĩ Phạm Hồng Thái - Trưởng trạm Y tế xã bằng cái tên trìu mến “bác sĩ của dân”.

Bà Nguyễn Thị Hoa (thôn An Hải) vẫn nhớ như in đêm 29/9/2009. Đêm đó, con gái bà trở dạ sinh con khi cơn bão số 9 ập đến. Không có cách nào chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh, chỉ hy vọng vào phép màu. Bác sĩ Thái và đồng nghiệp đã kịp thời đỡ đẻ thành công. Các y bác sĩ chính là phép màu của gia đình bà Hoa khi đó. 

Năm 1992, bắt gặp hình ảnh nam thanh niên ngây dại, không nhớ quê quán khiến bác sĩ Thái nặng lòng, đưa về nhà nuôi. Những khi ốm đau, lên cơn dại ông cũng là người trực tiếp chăm sóc.

“Nhiều người nói tôi rước khổ vào thân bởi không phải anh em ruột thịt mà lại cưu mang, thương yêu. Tôi nghĩ đã nhận nuôi nên giờ anh có già, đau ốm thế nào cũng phải chăm sóc", bác sĩ Thái chia sẻ.

Bac si duoc dan yeu quy anh 3
Bác sĩ Thái (áo trắng) bên người anh nhận nuôi khi vô tình gặp ngoài chợ. Ảnh: Sa Huỳnh

Những hành động cao đẹp của ông không dừng lại ở đó, từ năm 2012 đến nay, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, ông đều bỏ tiền túi để mua quà bánh tặng cho những người nghèo ở thôn. Đặc biệt, bác sĩ còn lập ra một nguồn quỹ khuyến tài riêng dành để khen thưởng cho những em thi đậu đại học.

Với lương tâm của người thầy thuốc, vị bác sĩ này luôn tâm niệm sẽ làm hết những gì mà bản thân mình có thể, dốc sức dốc lòng bằng một trái tim nồng ấm.

Bác sĩ Nguyễn Anh Trí về hưu, cả bệnh viện nghẹn ngào quyến luyến

Từ rất lâu, chúng ta mới thấy hình ảnh một người lãnh đạo bệnh viện khi về hưu để lại sự quyến luyến, nuối tiếc với tập thể cán bộ, y bác sĩ, bệnh nhân như giáo sư Nguyễn Anh Trí.




Phương Anh tổng hợp

Bạn có thể quan tâm