Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4 bài thuốc điều trị chứng hoa mắt, chóng mặt

Hoa mắt chóng mặt là một trạng thái bệnh lý hay gặp ở người thừa cân béo phì, người thể chất hư suy, người mắc phải một số bệnh nội khoa như cao huyết áp, thiếu máu não...

Nếu bị nhẹ, triệu chứng chóng mặt đến rồi qua ngay. Trường hợp bệnh nặng, thường xuất hiện cùng với một số biểu hiện lợm giọng, buồn nôn, vã mồ hôi, ù tai, suy giảm thính lực...

Nguyên nhân là ngoại cảm tà khí xâm nhập vào các thanh khiếu vùng đầu mặt làm bế tắc vận hành kinh mạch gây chóng mặt; do đàm thấp, can thận âm hư, tâm huyết và tỳ khí suy yếu lâu ngày, do mệnh môn hỏa suy... các kinh dương không được nuôi dưỡng sinh ra chóng mặt.

thuoc dieu tri chong mat anh 1

Thiên ma, vị thuốc trị chóng mặt trong bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm.

Theo sách Bệnh học nội khoa Đông Y của BS Trần Văn Bản (nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam) tùy theo từng nguyên nhân gây chóng mặt mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:

Chóng mặt do đàm thấp

Biểu hiện: Đầu choáng, mắt hoa, lồng ngực đầy tức, nôn ọe không muốn ăn, người ậm ạch, béo phì, mệt mỏi, ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng nhợt. Mạch hoạt.

Phương pháp điều trị: Bổ tỳ tiêu đàm thấp.

Bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang: Bán hạ 16 g, bạch truật 16 g, trần bì 12 g, mạch nha 16 g, phục linh 16 g, hoàng kỳ 12 g, nhân sâm 6 g, trạch tả 12 g, thương truật 16 g, thiên ma 12 g, thần khúc 16 g, hoàng bá 12 g, can khương 6 g.

Cách dùng: Bán hạ chế, bạch truật tẩm nước vo gạo sao, hoàng kỳ chích mật, thiên ma cám sao, hoàng bá tẩm rượu sao, can khương sao giòn. Các vị trên sắc với 1.700 ml, lọc bỏ bã lấy 250 ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.

Chóng mặt do can thận âm hư

Biểu hiện: Đau đầu, choáng váng, hoa mắt, căng cắn buốt hai thái dương, lưng đau, ù tai, phiền khát, ít ngủ, ra mồ hôi trộm, miệng đắng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: Bình can tiềm dương.

Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm: Thiên ma 16 g, câu đằng 10 g, thạch quyết minh 16 g, sơn chi tử 12 g, hoàng cầm 10 g, ngưu tất 12 g, đỗ trọng 12 g, ích mẫu 10 g, tang ký sinh 12 g, phục thần 16 g, hà thủ ô trắng 12 g.

Cách dùng: Thiên ma cán sao, thạch quyết minh sống cùng 1800 ml nước, sắc còn 900 ml. Các vị còn lại cho vào sắc lọc bỏ bã lấy 250 ml. Chia làm 5 phần, dùng trong ngày.

Chóng mặt do tâm huyết và tỳ khí hư

Biểu hiện: Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, chân tay bủn rủn, sắc mặt trắng bệnh, môi nhợt, ăn kém, ngại nói, thở ngắn, tim hồi hộp, tiểu tiện sẻn, đại tiện lỏng, nặng thì choáng ngất. Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu.

Phương pháp điều trị: Bổ khí huyết, an thần.

thuoc dieu tri chong mat anh 2

Vị thuốc hoài sơn trị chóng mặt trong bài thuốc Bát vị quế phụ

Bài thuốc Nhân sâm dưỡng vinh thang: Nhân sâm 8 g, hoàng kỳ 16 g, bạch truật 16 g, phục linh 12 g, cam thảo 6 g, trần bì 8 g, quế tâm 6 g, thục địa 24 g, đương quy 16 g, bạch thược 12 g, viễn trí 6 g, ngũ vị tử 6 g.

Cách dùng: Hoàng kỳ chích mật, bạch truật hoàng thổ sao, viễn chí bỏ lõi chế. Các vị trên sắc với 1.800 ml nước, lọc bỏ bã, lấy 250 ml, chia làm 5 phần, uống trong ngày.

Chóng mặt do mệnh môn hỏa suy

Biểu hiện: Đầu choáng, hoa mắt, đau đầu từng cơn, chân tay lạnh, đầu nóng, mặt nóng bừng bừng, ăn uống kém, sôi bụng. Nặng thì choáng váng có thể ngã ngất kèm theo ngũ canh tiết tả, chất lưỡi bệu. Mạch trầm tế vô lực.

Phương pháp điều trị: Bổ thận dương dẫn hỏa quy nguyên.

Bài thuốc Bát vị quế phụ: Hoài sơn 16 g, trạch tả 12 g, đan bì 12 g, sơn thù 16 g, bạch linh 12 g, thục địa 32 g, nhục quế 4 g, hắc phụ tử 4 g.

Cách dùng: Các vị trên sắc với 1.700 ml, lọc bỏ bã lấy 200 ml. Chia làm 4 phần, uống trong ngày.

Các triệu chứng đau tim có thể bị nhầm với bệnh cúm

Khó thở, buồn nôn, đau đầu nhẹ, chóng mặt, ớn lạnh là những dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn thành cảm cúm thông thường.

https://suckhoedoisong.vn/4-bai-thuoc-dieu-tri-chung-hoa-mat-chong-mat-169220915122109927.htm

Trần Xuân Thủy / Sức khỏe Đời sống

Bạn có thể quan tâm