Vệ sinh quần áo, giày dép: Bên cạnh đoàn tụ, sum vầy cùng gia đình, Tết cũng là thời điểm mọi người tranh thủ “chưng diện” với những bộ cánh bắt mắt. Vệ sinh quần áo, giày dép là một trong những khâu chuẩn bị quan trọng. Một mặt, điều này giúp hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, ngăn mùi khó chịu và đảm bảo an toàn sức khỏe. Mặt khác, theo quan niệm của người Việt, chuẩn bị quần áo tươm tất cũng giúp mỗi người đón năm mới nhiều tài lộc và may mắn. |
Ngoài vệ sinh, quần áo và giày dép cũng nên được là phẳng và gấp hoặc treo gọn gàng. Đặc biệt, nhiều gia đình còn có thói quen chuẩn bị sẵn quần áo mặc trong 3 ngày Tết. Điều này xuất phát từ quan niệm kiêng mở tủ trong năm mới để tránh thất thoát tiền tài, may mắn. |
Tránh hỏi những câu tế nhị: “Đang làm gì?”, “Lương tháng bao nhiêu?”, “Bao giờ lập gia đình?”, “Đã ‘có gì’ chưa?”… là những câu hỏi không ai muốn nghe vào ngày đầu năm mới. Với tính cách cởi mở, quảng giao, không ít người vì muốn trở thành tâm điểm trong các cuộc tụ tập, trò chuyện đã vô tình hỏi về những chủ đề nhạy cảm, đặt người nghe vào tình cảnh khó xử. Thông thường, đây là những người trung niên hoặc lớn tuổi. Do thói quen hình thành từ lâu, họ coi những câu hỏi này là sự quan tâm hiển nhiên. |
Thế hệ trẻ hiện đại có xu hướng tránh những câu hỏi tế nhị như vậy. Đây là một trong những lý do khiến không ít người trẻ “sợ Tết”. Tuy nhiên, mỗi người thường có một cách phản ứng khác nhau. Họ có thể chủ động im lặng, cười trừ, lảng tránh sang chuyện khác, nhưng cũng dễ dàng phản ứng lại một cách mạnh mẽ. Điều này có thể ảnh hưởng đến không khí đoàn tụ, sum vầy vui vẻ của gia đình. Do đó, việc tránh những câu hỏi tế nhị quan trọng cả với người hỏi lẫn người “bị” hỏi. |
Hạn chế ôm hôn trẻ em: Trong dịp gia đình sum họp, không khó để thấy những hành động và cử chỉ thân mật. Nụ cười hồn nhiên và vui vẻ của con trẻ khi đến nhà được xem là “điềm may” với các gia đình. Đó cũng là lý do trẻ em nhận được nhiều sự yêu thương, cưng chiều. Nhiều người lớn sẵn sàng ôm hôn trẻ nhỏ để thể hiện tình cảm. Song, không nhiều người biết kể cả trao quà, bắt tay hay ôm hôn đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh, đặc biệt với trẻ em - đối tượng có sức đề kháng chưa cao. |
Nhằm hạn chế đến mức tối thiểu việc lây nhiễm bệnh do tiếp xúc qua da, người lớn nên rửa tay, sát khuẩn cho bản thân và trẻ em thường xuyên trong các buổi gặp mặt. Bên cạnh đó, mọi người cần lựa chọn cách bày tỏ và thể hiện tình cảm vừa thân mật, vừa an toàn. Đặc biệt, ôm hôn trực tiếp trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, là hành động không được khuyến khích. |
Vệ sinh tay trước khi chế biến thức ăn và dùng bánh mứt: Chả giò, bì cuốn, bánh tráng nướng… là những món ăn đặc sắc ngày Tết thường được chế biến bằng tay. Ngoài ra, bánh mứt cũng là nét văn hóa ẩm thực không thể thiếu vào mỗi dịp Tết. Song, chúng thường được để trong khay, hộp và ăn bằng tay thay vì sử dụng các dụng cụ như thìa, nĩa… Việc bánh mứt không được bảo quản kỹ lưỡng có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn tiêu hóa hoặc các bệnh đường ruột. Đó là chưa kể ăn bằng tay khiến thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn hơn và tăng khả năng lây nhiễm. |
Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo an toàn dịp Tết là rửa tay, sát khuẩn thường xuyên. Quan trọng hơn, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo mọi người cần lau hoặc sấy khô tay sau khi rửa, bởi độ ẩm có thể vi khuẩn sinh sôi. Tuy nhiên, trước lịch trình thăm hỏi dày đặc, việc trang bị dung dịch nước hoặc gel rửa tay khô được xem là giải pháp tối ưu. Khi đó, gia đình có thể cân nhắc sử dụng dung dịch rửa tay Green Cross - thương hiệu uy tín gần 20 năm tại Việt Nam, với khả năng kháng khuẩn cùng mùi hương tinh tế, dịu nhẹ, phù hợp mang theo mọi lúc mọi nơi hoặc bày trên bàn tiếp khách trong những ngày Tết. |