Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4 cách cực đơn giản để phòng cảm cúm

Cảm cúm là tình trạng thường gặp ở những người có thể trạng yếu và chủ quan với sức khỏe của mình. Bệnh dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh hoặc chuyển nóng thất thường như hiện nay.

Thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển và hoạt động mạnh. Vì thế, việc phòng ngừa cảm cúm hiệu quả là rất quan trọng.

Ai dễ mắc bệnh cảm cúm?

Virus cúm tồn tại trong cơ thể người bệnh và lây truyền cho người khác qua đường hô hấp. Khi người khỏe mạnh hít phải các giọt nước có chứa virus cúm của người bệnh trong không khí do hắt hơi, ho thì có thể nhiễm bệnh nhanh chóng. Hoặc khi tiếp xúc qua các đồ vật do chạm tay như bàn ghế, điện thoại, máy tính,... virus cúm cũng có thể thâm nhập vào cơ thể người lành.

Những đối tượng như người già, trẻ em, người ốm yếu, có sức đề kháng kém thường dễ mắc cảm cúm. Do hệ miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để chống lại sức tấn công của virus. Những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội, các lễ hội,... sẽ là điều kiện để virus cúm lây lan nhanh.

cam cum anh 1

Bệnh cảm cúm dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa.

Cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả

Dưới đây là những biện pháp có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus cúm và bảo sức khỏe cá nhân và cộng đồng.

1. Tiêm phòng vaccine cùm hàng năm

Cách tốt nhất để chủ động phòng ngừa cảm cúm là tiêm vaccine phòng virus cùm hàn năm. Mỗi năm một mũi theo định kỳ để cơ thể có không thể phòng virus cúm. Trẻ em 6 tháng tuổi trở lên là bắt đầu tiêm vaccine này.

2. Tránh tiếp xúc gần với người bệnh

Bệnh cảm cúm có thể lây lan qua giọt bần từ dịch tiết của người bệnh có thể phát tán trong không khí.

Vì thế tốt nhất không nên tiếp xúc gần với người bệnh để loại bỏ mọi khả năng bị lây nhiễm. Hạn chế đến nơi đông người là một biện pháp quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm. Tránh tiếp xúc quá gần với người khác giúp giảm khả năng lây nhiễm cùm nhất là khu vực đang có dịch cúm.

Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm bệnh/chết và không rõ nguồn gốc. Đâm bảo an toàn thực phẩm. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, gia cầm bệnh chết phải mang các trang bị phòng hộ như đeo kính, đeo khẩu trang y tế..... Vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Thường xuyên lau chùi bề mặt đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

3. Rửa tay thường xuyên

Virus cúm có thể bám lên bề mặt cứng lên đến hơn 48 tiếng đồng hồ nên bất cứ khi nào một người cũng có khả năng cao tiếp xúc với bề mặt hoặc vật dụng bị ô nhiễm bởi virus cúm. Vì thế, cần thường xuyên rửa tay sạch sẽ, bởi tay là bộ phận thường xuyên tiếp xúc bên ngoài và tiếp xúc trực tiếp với bộ phận dịch tiết hô hấp của bản thân.

Nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước trong vòng ít nhất 30 giây. Trong nhiều trường hợp cần thiết phải rửa tay mà không có xà phòng và nước, có thể sử dụng dung dịch rửa tay khô hoặc cồn khử khuẩn.

4. Tăng cường miễn dịch

Khả năng lây truyền của virus cúm rất nhanh chóng và khó kiểm soát. Vì thế, một trong những phương pháp phòng ngừa cúm tương đối hiệu quả là tự tạo ra cho cơ thể một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, có thể giảm thiểu được những hệ lụy xấu do virus cúm gây ra bằng cách:

  • Duy trì thói quen ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đủ giấc (trên 7 tiếng mỗi đêm đối với người trưởng thành) để có thể tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Đồng thời, nên thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, rèn luyện sức khỏe bằng những bài tập thể dục vừa sức hoặc chơi một vài môn thể thao quen thuộc như: chạy bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, đánh cầu lông, đá bóng,…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo và chất đạm có hại, thay vào đó nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của bản thân các thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, trái cây, quả hạch, hạt,…) để tăng cường khả năng chống oxy hóa chống lại các gốc tự do không ổn định.
  • Tăng cường các vitamin, nhất là vitamin C vào thời điểm giao mùa để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đây là cách tốt nhất để có cơ thể khỏe mạnh, chống chịu sức tấn công của mọi loại virus, nhất là virus cúm, tránh được tình trạng cảm cúm kéo dài.
  • Nên ăn chất béo lành mạnh (cá hồi, dầu ô liu, hạt chia,...) với khả năng chống viêm. Bên cạnh đó, nên tích cực bổ sung thêm các thực phẩm lên men hoặc men vi sinh sữa chua, kim chi, dưa cải muối chua,... đây là những thực phẩm chứa nhiều vi sinh có lợi, tăng cường khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn. Vì thế, kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng lành mạnh cần thiết cho cơ thể và tập thể dục tạo điều kiện tốt nhất cho hệ miễn dịch được tăng cường.
  • Uống nhiều nước không giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của virus cúm nhưng là việc làm rất cần thiết nếu chẳng may bị mắc cúm, có thể cải thiện các triệu chứng do cùm gây ra. Bởi trong giai đoạn mắc cúm, người bệnh thường bị hụt dịch do tình trạng thoát nước diễn ra, khiến các triệu chứng sốt trở nên xấu hơn, gây ra nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh.
  • Cảm xúc tiêu cực, căng thẳng kéo dài có thể làm rối loạn chức năng của các tế bào miễn dịch, thúc đẩy quá trình sinh viêm, khiến cho cơ thể dễ dàng bị virus xâm nhập và tấn công. Vì thế, cần điều chỉnh căng thẳng, cố gắng suy nghĩ tích cực, giữ cho bản thân luôn ở trạng thái cảm xúc cân bằng.

Cảm cúm hay còn gọi là bệnh đường hô hấp thông thường do virus cúm gây ra. Các triệu chứng của cúm bao gồm: sốt, nhức đầu, ho, ngạt mũi, chảy nước mũi. Bệnh thường kéo dài 7- 10 ngày, có khả năng lây lan nhanh và có thể hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ, bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng và gây ra tử vong do biến chứng.

Ngoài ra, hiện nay ngoài cúm theo mùa còn có những virus cúm nguy hiểm như: H5N1, H1N1, H7N9. Đã có thống kê vào năm 2009, dịch cúm A/H1N1 tại nhiều nước đã làm hàng trăm người tử vong. Mùa dịch cúm thường là vào mùa thu và mùa đông.

Bản năng làm mẹ, bản lĩnh nuôi con

Khi bước vào hành trình làm mẹ, bạn sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên và thấy hoang mang, không biết làm thế nào khi con gặp vấn đề. Cuốn sách này được viết bởi được viết bởi bác sĩ Nhi khoa Aubrey Hargis, mang tới cho các bà mẹ nhiều kiến thức hữu ích trong năm đầu nuôi con.

Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Việc dùng thuốc hạ sốt đúng vừa tránh được những tai biến do thuốc gây ra vừa đạt được hiệu quả tốt nhất.

https://suckhoedoisong.vn/4-cach-cuc-don-gian-de-phong-cam-cum-1692411070912131.htm

Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm/ Sức khỏe & Đời sống

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm