Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Việc dùng thuốc hạ sốt đúng vừa tránh được những tai biến do thuốc gây ra vừa đạt được hiệu quả tốt nhất.

Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt > 37,5 độ C khi đo ở nách hoặc > 38 độ C ở trực tràng hay cao hơn so với giá trị bình thường hàng ngày của cơ thể.

Theo điều dưỡng Phạm Thị Ly, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Lào Cai, trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt là nguy hiểm hay bệnh nặng. Đôi khi, đó là một dấu hiệu tốt, cách cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.

Sốt không phải bệnh mà chỉ là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân nhưng phần lớn từ nhiễm trùng. Sốt cũng có thể do mắc bệnh ác tính, bệnh hệ thống hoặc từ thuốc, sau tiêm vaccine, mọc răng hay không rõ nguyên nhân.

"Nhiệt độ khi sốt cao hay thấp không phụ thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Có khi, sốt cao nhưng không phải bệnh quá nặng và ngược lại, có trẻ không sốt hoặc thậm chí hạ thân nhiệt bất thường (đặc biệt là trẻ sơ sinh) lại tiềm ẩn bệnh nặng. Sốt cao khi nhiệt độ ≥ 39 độ C và sốt rất cao > 40 độ C, cơ thể có nguy cơ co giật và tổn thương não", điều dưỡng Ly cho hay.

cach dung thuoc ha sot anh 1

Trẻ em rất hay bị sốt nhưng không phải tất cả sốt là nguy hiểm hay bệnh nặng. Ảnh: Ilkas.

Khi trẻ bị sốt, gia đình không nên quá lo lắng, có thể xử trí như sau:

  • Uống thuốc hạ sốt khi đo nhiệt độ > 38,5 độ C.
  • Lau khăn bằng nước ấm cho trẻ ở vùng chán, lách, bẹn, đồng thời cần quan sát và theo dõi bé xem có biểu hiện gì khác kèm theo không ( khó thở, tím tái, li bì, mệt mỏi…).
  • Uống nhiều nước đặc biệt nước bù điện giải, nước cam, nước dừa, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì tăng lượng bú vì trong sữa mẹ đã có nước.
  • Mặc quần áo mỏng, thoáng, ở phòng thông thoáng gió, không đóng kín cửa.

Theo điều dưỡng Phạm Thị Ly, khi trẻ bị sốt >38,5 độ C, phụ huynh cho trẻ uống thuốc có paracetamol liều 10-15 mg/kg cân nặng/lần. Cách nhau 4-6 giờ/lần nếu còn sốt.

Trong trường hợp trẻ không uống được như đang ngủ hoặc nôn ói, cha mẹ có thể dùng viên đặt vào hậu môn với liều lượng như trên. Sau 15-30 phút, cặp lại nhiệt độ cho trẻ.

Ngoài ra, phụ huynh nên chú ý đến các biểu hiện khác của con, nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế khi:

  • Không chơi, li bì, co giật, thở nhanh, thở khó, tím tái, mệt mỏi, trẻ không ăn uống được.
  • Sốt cao không hạ khi đã dùng hạ sốt.
  • Sốt kéo dài trên 24 giờ.
  • Trẻ sơ sinh < 2 tháng tuổi.

Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn

Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.

5 biện pháp phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, lây lan. Cần chủ động phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe đúng cách, nhất là ở trẻ nhỏ.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm