Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 biện pháp phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, lây lan. Cần chủ động phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe đúng cách, nhất là ở trẻ nhỏ.

Trẻ cần được tiêm vaccine theo lịch, có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để tăng cường miễn dịch.

Dưới đây là một số lưu ý trong chăm sóc trẻ khi giao mùa.

1. Tiêm chủng đầy đủ theo lịch

Trẻ càng nhỏ khả năng đề kháng chưa được hoàn thiện vì vậy mà khả năng mắc bệnh càng cao, biến chứng càng nặng. Tiêm vaccine là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa bệnh, giảm nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.

Hầu hết bệnh giao mùa đều có thể được ngăn ngừa bằng vaccine, Đảm bảo cho trẻ tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Trong vòng 2 năm đầu đời, trẻ có thể được tiêm chủng để phòng ngừa rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác nhau, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, sởi, lao...

phong benh giao mua anh 1

Nên cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây họ cam quýt, quả mọng...

2. Chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ

Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng, gồm: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Đạm và vitamin hỗ trợ duy trì sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể. Đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, và các loại đậu/đỗ. Vitamin có nhiều trong trái cây tươi, rau xanh, nước ép hoa quả, dầu cá…

Thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây họ cam quýt, quả mọng, rau lá xanh và các loại hạt, chứa vitamin C, E và các chất dinh dưỡng sẽ gia tăng sức đề kháng của trẻ.

Ngoài ra, việc bổ sung các thực phẩm giàu men vi sinh như sữa chua có thể thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch. Ba mẹ hạn chế cho bé ăn món ăn vặt có nhiều đường và thực phẩm chế biến sẵn.

Với trẻ nhỏ, trẻ 0-6 tháng tuổi nên bú mẹ hoàn toàn để có khả năng phòng chống bệnh, phát triển toàn diện nhất. Nếu không có điều kiện, mẹ cần cố gắng cho trẻ bú sữa ít nhất trong 2-3 tháng đầu để củng cố hệ miễn dịch cho trẻ.

3. Tránh tiếp xúc nguồn lây bệnh

Người chăm sóc trẻ và trẻ cần thường xuyên rửa tay. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc gần với những người đang mắc các bệnh lý hô hấp. Nếu trẻ có triệu chứng mắc bệnh hô hấp hãy đeo khẩu trang cho trẻ và hạn chế đến nơi đông người.

Hướng dẫn trẻ không chạm tay vào mắt, mũi và miệng của mình, trẻ sử dụng khăn giấy sạch hoặc ít nhất nếu không có khăn giấy trẻ có thể sử dụng ống tay áo sạch để chấm vào mắt cay, ngứa mũi và che mũi miệng khi ho, hắt hơi. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, khăn, cốc và các đồ dùng của trẻ.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật nuôi trong nhà bởi vật nuôi có thể mang ký sinh trùng, vi khuẩn và chất gây dị ứng. Việc chải lông và chăm sóc thú y thường xuyên cho vật nuôi cũng giúp giảm lây truyền bệnh tật cho thành viên trong gia đình.

4. Giữ ấm đường thở cho trẻ

Nên duy trì nhiệt độ phòng từ 25-28 độ C, thông thoáng và tránh gió lùa. Giữ ấm đồ ăn, thức uống.

Trước khi cho trẻ ra ngoài nên đeo khẩu trang, đội mũ kín tai, mặc thêm áo khoác và đi giày ấm để tránh cảm lạnh đột ngột. Tuy nhiên không cần ủ ấm quá mức vì nếu mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu, rồi thấm ngược lại dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi... Hơn nữa, việc ứ đọng mồ hôi trên da còn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da, gây ngứa ngáy, khó chịu.

phong benh giao mua anh 2

Tiêm vaccine là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa bệnh cho trẻ.

5. Vận động, vệ sinh đúng cách

Cho trẻ ra ngoài vận động thể chất giúp tăng cường sức đề kháng cũng như tăng hệ miễn dịch cho trẻ. Thời điểm lí tưởng cho trẻ ra ngoài vận động và đón nhận ánh nắng mặt trời vào mùa đông là vào khoảng 8h - 9h30h và buổi chiều từ 15h -17h. Lưu ý cần hạn chế cho trẻ tới nơi đông người, tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh, tránh xa các nguồn ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá.

Tắm và vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ. Nhiệt độ nước ấm thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33 độ C đến 36 độ C. Khi dùng tay để thử thì người lớn cảm thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước tắm thích hợp cho trẻ.

Khi tắm cho trẻ cần tắm trong phòng kín gió, nếu cần thiết chuẩn bị thêm quạt sưởi và chỉ tắm tối đa trong thời gian 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Lưu ý đừng để điều hòa hay quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé dễ khiến trẻ bị khô da hoặc gây bỏng.

Loại hormone nào tạo ra động lực cho con người?

Để khiến chúng ta nỗ lực hơn khi tìm kiếm, học tập, và đạt được tiến bộ, mức dopamine tăng lên trước và trong quá trình những hoạt động này diễn ra, rồi giảm xuống dưới mức cơ sở trước đó. Cuốn sách Cho đời nhẹ lên cao - Giải mã sáu hormone hạnh phúc hướng dẫn cách sử dụng sáu hormone quan trọng được sản xuất tự nhiên trong cơ thể để tạo ra công thức độc đáo làm thay đổi cuộc sống của bạn

Kiểu đau lưng cần đi khám sớm

Đau thắt lưng có thể khiến bệnh nhân lo lắng, thậm chí xuất hiện với mức độ rất dữ dội, nhưng phần lớn theo tiến trình tự nhiên có thể tự hết trong vòng vài tuần.

Suy thận nặng vì nhiễm loại vi khuẩn lây lan từ chuột

Người phụ nữ nhập viện với các biểu hiện mơ hồ. Các bác sĩ buộc phải chạy đua với thời gian để thực hiện nhiệm vụ kép: giữ tính mạng của bệnh nhân và truy tìm bệnh lý gốc rễ.

Cách giảm đau vai gáy cho dân văn phòng

Đau cổ vai gáy là một bệnh lý phổ biến, không khó chữa nhưng cần được điều trị sớm và đúng phương pháp. Nếu điều trị sai, điều trị muộn có nguy cơ biến chứng rất cao.

https://suckhoedoisong.vn/5-bien-phap-phong-benh-cho-tre-luc-giao-mua-169241102182424085.htm

BS Nguyễn Vũ Minh / Sức Khỏe & Đời Sống

Bạn có thể quan tâm