Nếu bị thương ở chân, bạn hãy nằm thả lỏng và nâng chân lên sau khi băng bó để giảm lưu lượng máu tới phần cơ thể này. Ảnh: Daily Mail. |
1. Hóc dị vật
Khi di vật mắc kẹt ở cổ họng hay đường thở, phản ứng đầu tiên của chúng ta là cố gắng ho để dị vật bắn ra ngoài. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên cúi gập người xuống hoặc nhờ ai đó đứng từ phía sau và gây tác động lực mạnh, nhanh ở vùng bụng. Hành động này khiến cơ bụng co thắt mạnh và đẩy dị vật ra ngoài.
2. Sơ cứu khi chảy máu
Vết thương hở gây chảy máu có thể nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong vài phút. Khi tai nạn xảy ra, bạn cần nhanh chóng dùng vải sạch cầm máu. Sau đó, giữ phần cơ thể bị thương ở phía trên tim để giảm lưu lượng máu qua phần cơ thể này.
Khi cầm máu bằng garo, bạn cần chú ý nới lỏng garo thường xuyên trong lúc chờ xe cứu thương. Vì phần cơ thể bị thương có thể bị hoại tử nếu không được cung cấp đủ oxy.
Đặc biệt chú ý, nếu có dị vật đâm, cắm vào vết thương, tuyệt đối không được rút chúng ra khi không có hướng dẫn của bác sĩ. Hành động loại bỏ dị vật gây vết thương có thể khiến tình trạng bệnh nhân trầm trọng hơn vì mất máu.
3. Tai nạn đứt một phần cơ thể
Nhiều người bị tai nạn đứt lìa một phần cơ thể rất hoảng loạn và bối rối khi xử lý. Hãy nhớ, thời gian lý tưởng để xử lý dạng tai nạn này là 6 giờ. Sau khi sơ cứu cầm máu tạm thời cho bệnh nhân, bạn cần tìm phần cơ thể đã đứt, sát trùng với nước sạch và bảo quản nó bằng đá bào trước khi chuyển bệnh nhân tới bệnh viện.
4. Đau tim bất ngờ
Nếu bạn gặp cơn đau tim bất ngờ, sau khi gọi xe cứu thương, hãy nhai ngay một viên aspirin. Aspirin giúp làm chậm cơ chế đông máu và giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Trong khi chờ xe cứu thương, bạn hãy giúp bệnh nhân thả lỏng cơ thể, điều chỉnh nhịp thở (hô hấp nhân tạo nếu cần thiết) để giữ cho máu có thể lưu thông bình thường.