Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

4 dấu hiệu của bệnh lao phổi

Tôi bị ho lâu ngày chưa khỏi, ăn uống kém. Tôi nghi ngờ mình mắc bệnh lao phổi. Xin hỏi bác sĩ những dấu hiệu của bệnh này?

Tôi bị ho lâu ngày chưa khỏi, ăn uống kém. Tôi nghi ngờ mình mắc bệnh lao phổi. Xin hỏi bác sĩ những dấu hiệu của bệnh này?

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM

Bệnh lao phổi rất dễ lây từ người sang người qua đường hô hấp. Khả năng lây mạnh trong thời gian chưa được điều trị. Cứ một người bị lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn có thể lây cho 10-15 người khác, nhất là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học, trại tập trung... trước khi người bệnh được điều trị.

Bệnh có thể gặp bất cứ ở lứa tuổi, thời gian nào của cuộc đời. Lao phổi hay gặp nhất là ở lứa tuổi trẻ, phụ nữ mang thai, cho con bú. Đặc biệt, bệnh dễ xuất hiện ở những người có nguy cơ cao như mắc các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, nhiễm HIV, điều trị các thuốc ức chế miễn dịch... Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị đông người cao hơn ở nông thôn và miền núi.

Dấu hiệu của bệnh lao phổi thường có những đặc điểm sau:

Ho, ho ra máu

Dấu hiệu của bệnh lao phổi đầu tiên đó là ho. Nhiều nguyên nhân gây ra ho như: Viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, lao, ung thư phổi,… Mọi bệnh nhân ho trên 3 tuần không phải do viêm phế quản, viêm phổi, giãn phế quản, ung thư phổi… dùng thuốc kháng sinh không giảm ho thì nguy cơ mắc lao phổi khá cao.

Ho ra máu cũng là triệu chứng của nhiều bệnh khác, tuy nhiên có thể gặp ở 60% những người lao phổi. Chúng thể hiện có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp nên những người có triệu chứng ho ra máu phải kiểm tra có lao phổi không.

Khạc đờm

Đây là biểu hiện tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hay có tổn thương tại phổi phế quản. Cũng tương tự ho, khạc đờm có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra mà phổ biến nhất là viêm nhiễm. Vì vậy, nếu sau khi dùng thuốc kháng sinh, triệu chứng khạc đờm vẫn không giảm, bệnh nhân có triệu chứng ho khạc trên 3 tuần phải nghĩ đến lao phổi và cần đi thăm khám.

Gầy, sút cân

Gầy, sút cân là triệu chứng thường gặp ở người mắc lao phổi. Những bệnh nhân gầy, sút cân không có nguyên nhân rõ ràng, không phải do suy dinh dưỡng, tiêu chảy, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng ho, khạc đờm có nguy cơ đã mắc lao phổi.

Sốt, ra mồ hôi

Sốt là triệu chứng thường gặp ở người mắc lao phổi. Sốt có thể ở nhiều dạng như sốt cao, sốt thất thường. Tuy nhiên, chúng ta hay gặp nhất là sốt nhẹ hoặc gai gai lạnh về chiều. Trong lao phổi, ra mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường gọi là ra mồ hôi trộm. Ngoài ra, bệnh nhân còn kèm theo nhiều triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi.

Khi có dấu hiệu của bệnh lao phổi, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi để thăm khám, xét nghiệm. Nếu được chẩn đoán mắc lao, người dân cần điều trị sớm, dứt điểm và thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho người khác theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, không dùng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Những chất này làm giảm tác dụng điều trị và tăng tác dụng phụ của thuốc.

Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến độc giả cuốn sách Thanh tịnh mâm cỗ Việt do hai tác giả Hồ Đắc Thiếu Anh và Nguyễn Hồ Tiếu Anh chấp bút.

Thanh tịnh mâm cỗ Việt không chỉ giới thiệu đến độc giả công thức làm 30 món chay của người Việt từ cổ chí kim, mà còn lồng ghép những câu chuyện văn hóa thú vị, cung cấp cho người đọc góc nhìn đa chiều về nền ẩm thực Việt.

Bên cạnh đó, mục đích của hai tác giả cũng muốn đem đến cho thực khách gần xa di sản văn hóa vật chất của một dân tộc, một địa phương mà ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đã thấm sâu trong đời sống của người cố đô; đồng thời, đây cũng là một cách báo ân với tiền nhân dòng tộc vì đã để lại cho hậu sinh một di sản văn hóa ẩm thực chay rất giá trị.

Vì sao ngáp lại lây?

Chúng ta thường có phản ứng "bắt chước" khi nhìn thấy một người ngáp. Tại sao điều này lại xảy ra?

Bạn có thể quan tâm