Margot Machol Bisnow, tác giả bài viết trên CNBC, là một nhà văn người Mỹ. Bà đã dành 20 năm làm việc trong chính phủ, bao gồm chức vụ Ủy viên FTC và Chánh văn phòng Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống, và là tác giả của cuốn "Nuôi dạy một doanh nhân: Làm thế nào để giúp con bạn đạt được ước mơ".
Là cha mẹ, chúng ta thường tự hỏi liệu mình có đang làm điều đúng đắn cho con không. Không ai có thể tránh hoàn toàn kiểu suy nghĩ đó.
Tôi đã phỏng vấn hàng trăm doanh nhân trẻ và cha mẹ của họ để tìm hiểu cách họ được nuôi dạy. Hầu hết phụ huynh nuôi dạy những người trưởng thành thành đạt đều đã làm rất tốt.
Điều khiến tôi ngạc nhiên là nhiều cha mẹ trong đó thừa nhận rằng có một số điều họ sẽ làm khác đi nếu có thể quay ngược thời gian. Và dưới đây là những điều hối tiếc chung của họ.
Quá tập trung vào điểm số và thành tích của con
Nhiều doanh nhân thành đạt là những sinh viên giỏi và dễ dàng theo học các trường đại học hàng đầu. Nhưng cũng có nhiều người chật vật trong các lớp đại học, có người bỏ học giữa chừng hoặc không học gì cả.
Mặc dù giáo dục là quan trọng song nó phải phù hợp. Nhìn lại, một số phụ huynh nhận ra rằng họ muốn con mình phát triển, có thể là trong một môi trường không theo truyền thống, thay vì vật lộn trong 4 năm tốn kém và không vui vẻ.
Nhiều phụ huynh hối hận khi từng thúc ép con quá mức về điểm số. |
Tương tự như vậy, nhiều phụ huynh nhớ lại việc đã thúc ép con cái họ dành ít thời gian làm những gì chúng thích, thay vào đó là học nhiều hơn hoặc tham gia một hoạt động khiến những đứa trẻ hấp dẫn hơn đối với một ngôi trường hàng đầu.
Nhìn lại, các bậc cha mẹ này giờ đây nhận ra rằng khi con cái họ dành 10.000 giờ để trau dồi kỹ năng trong lĩnh vực mà chúng yêu thích - mặc dù cha mẹ có thể nghĩ đó là sự lãng phí thời gian - thì nó lại hữu ích hơn khi họ bắt đầu sự nghiệp.
Cảm thấy đã kiểm soát con quá nhiều
Tất nhiên chúng ta muốn giữ con mình an toàn, nhưng giữ quá chặt có thể khiến trẻ không thể "bay cao".
Nhiều cha mẹ đã bày tỏ hối tiếc rằng: "Tại sao tôi không để chúng tự lập hơn?" hoặc "Tôi cảm thấy tệ khi chúng không bao giờ có được sự độc lập cho đến khi vào đại học. Tôi nên bắt đầu để chúng tự làm mọi việc sớm hơn".
Có những thuật ngữ dành riêng để mô tả những bậc cha mẹ kiểm soát và chăm bẵm con quá mức như: "cha mẹ trực thăng" (helicopter parents) - những người luôn theo sát và can thiệp vào quyết định của con cái; hay "cha mẹ dọn tuyết" (snowplow parents) - những người ra sức dọn dẹp chướng ngại vật trên đường đời của con.
Ngay cả những bậc phụ huynh chỉ làm như vậy trong một thời gian cũng tỏ ra hối hận. "Tôi không nên sửa chữa mọi thứ cho chúng, tôi không nên làm cho con đường của chúng dễ dàng như vậy. Chúng cần học cách tự giải quyết vấn đề", những cha mẹ đó nói với tôi.
Không giao phó cho con đủ trách nhiệm
Sự hối tiếc của cá nhân tôi, mà tôi cũng nghe từ nhiều người khác, là đã không giao đủ việc nhà cho con cái.
Con tôi phải dọn giường và giữ phòng sạch sẽ. Nhưng tôi không bao giờ yêu cầu chúng giặt quần áo, giúp tôi làm vườn hay giúp tôi nấu nướng, trừ một vài trường hợp hiếm hoi.
Giao phó nhiều trách nhiệm, việc nhà giúp con cái tự lập tốt hơn. |
Tôi tự mình làm những công việc này vì nghĩ rằng các con rất bận và tôi không muốn khiến chúng quá tải.
Trớ trêu thay, giờ đây các con nói với tôi rằng chúng ước đã học được những kỹ năng đó từ thời trung học. Giao cho con cái nhiều việc nhà hơn không chỉ giúp chúng trở nên có trách nhiệm mà còn dạy chúng những kỹ năng hữu ích khi ra ngoài tự lập.
Không dám khuyến khích con chấp nhận rủi ro
Nhiều phụ huynh nói với tôi rằng họ đã luôn khuyên con cái phải thận trọng, phải áp dụng cách tiếp cận "an toàn". Họ bảo con mình áp dụng cách "hiệu quả hơn thường xuyên".
Khi họ thấy con chấp nhận rủi ro lớn để bắt đầu một dự án kinh doanh mới, hoặc bán đi thứ họ đã xây dựng, hoặc chuyển sang một hướng đi mới, không nhận một công việc có mức lương ổn định để theo đuổi ước mơ, cha mẹ cảm thấy tự hào về con mình.
Tuy nhiên, những người làm cha mẹ vẫn luôn e ngại về việc liệu có nên khuyến khích con chấp nhận những dự án mạo hiểm.
Ngay cả khi cảm thấy hối tiếc, nhiều phụ huynh cũng cho biết họ thường nói với con cái rằng họ tự hào như thế nào về sự chăm chỉ của chúng, bất kể kết quả ra sao.
Cuối cùng, tôi muốn nhắc nhở tất cả chúng ta: Không ai là hoàn hảo. Chúng ta đều cố gắng hết sức, và miễn là con cái chúng ta biết chúng ta yêu thương chúng, và chúng ta đã cố gắng hết sức, chúng sẽ ổn thôi.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.