Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

4 lý do khiến nhiều du học sinh không muốn ở lại Australia làm việc

Chính phủ Australia tăng thời gian lưu trú nhằm thu hút sinh viên quốc tế ở lại làm việc sau khi ra trường. Tuy nhiên, nhiều lý do khiến du học sinh không muốn ở lại.

Nhiều sinh viên quốc tế không muốn ở lại Australia làm việc sau khi tốt nghiệp. Ảnh: Pexels.

Theo Conversation, sinh viên quốc tế đang đổ về các trường đại học tại Australia. Dự kiến năm 2023, lượng sinh viên nước ngoài đạt đến mức kỷ lục tại nước này.

Đây là tin tốt đối với các trường đại học và các nhà tuyển dụng Australia. Một phần trong kế hoạch của chính phủ nước này là thu hút sinh viên quốc tế ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp.

Gần đây, ông Jason Clare - Bộ trưởng GD&ĐT Australia - tuyên bố sinh viên quốc tế có bằng cử nhân tiếp tục được ở lại nước này 4 năm thay vì 2 năm như quy định trước đây. Tuyên bố này nhằm thu hút lực lượng lao động có kỹ năng, giải quyết tình trạng khủng hoảng nhân lực, nhất là trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khoẻ, giảng dạy, khách sạn và kế toán.

Tuy nhiên, Conversation cho rằng những thay đổi chính sách trên là không đủ, còn nhiều lý do khác khiến sinh viên quốc tế không muốn ở lại Australia làm việc sau khi tốt nghiệp.

Không phải sinh viên nào ra trường cũng có việc làm

Sau khi tốt nghiệp, trong số những sinh viên quốc tế ở lại Australia, đến 1/3 sinh viên tiếp tục thất nghiệp trong 6 tháng.

Tỷ lệ việc làm toàn thời gian dành cho cử nhân quốc tế cũng luôn thấp hơn so với cử nhân trong nước. Ví dụ, năm 2021, tỷ lệ việc làm toàn thời gian của cử nhân quốc tế là 43%, trong khi đó, con số này đối với cử nhân trong nước là 68,9%.

Nhiều sinh viên du học tự túc cho biết họ cảm thấy căng thẳng và chịu áp lực tài chính khi chi phí sinh hoạt tăng cao, đồng thời phải hỗ trợ tài chính cho gia đình.

lam viec tai Australia anh 1

Sau khi tốt nghiệp, 1/3 du học sinh ở lại Australia tiếp tục thất nghiệp trong 6 tháng. Ảnh: Conversation.

Tiền lương ít hơn

Sinh viên quốc tế mất nhiều thời gian để tìm được công việc đúng ngành học và có mức lương cao. Nhiều người cho biết họ đang làm những công việc không liên quan đến chuyên ngành của họ với mức lương thấp.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra ngay cả khi sinh viên quốc tế tìm được công việc đúng ngành, so với sinh viên trong nước, họ vẫn kiếm được ít hơn 20%.

Thiếu cơ hội trải nghiệm

Một lý do khác khiến sinh viên quốc tế khó kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp là cơ hội thực tập, trải nghiệm việc làm bị hạn chế trong thời gian học đại học.

Đại dịch kéo dài thúc đẩy việc học trực tuyến, kéo theo cơ hội việc làm hoặc thực tập trở nên khan hiếm. Năm 2022, nhiều trường đại học bắt đầu tổ chức lại các đợt thực tập. Tuy nhiên, nhiều sinh viên đã hoàn thành chương trình học của mình mà không trải qua quá trình này.

Theo Conversation, rất ít sinh viên quốc tế có các mối quan hệ tại Australia để tìm kiếm cơ hội làm việc. Họ cũng có xu hướng không hiểu rõ môi trường và văn hóa làm việc tại các công ty của Australia - những điều chỉ có thể tìm kiếm khi đi thực tập. Chính vì vậy, khi ra trường, kinh nghiệm làm việc của họ bị hạn chế, ảnh hưởng đến quá trình xin việc tại nước này.

Nhà tuyển dụng do dự

Theo một báo cáo vào năm 2020 của Đại học Deakin (Australia), các nhà tuyển dụng của nước này do dự khi thuê sinh viên quốc tế có thị thực tạm thời. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra các nhà tuyển dụng Australia ưu tiên những người có thường trú nhân bởi những người này có nhiều khả năng ở lại, đáng để tuyển dụng và đầu tư đào tạo.

Ngoài ra, các nhà tuyển dụng cũng nghĩ rằng họ sẽ phải chi trả cho cử nhân quốc tế mức lương cao hơn. Đồng thời, họ mất nhiều chi phí để đào tạo những người này hiểu được văn hóa làm việc của Australia.

Một nhà tuyển dụng cũng lầm tưởng ngôn ngữ sẽ là rào cản. Tuy nhiên, họ không hiểu rằng tất cả sinh viên quốc tế tốt nghiệp đại học cần đáp ứng được trình độ tiếng Anh tối thiểu để được nhận vào trường.

Đôi khi, các nhà tuyển dụng nghĩ sinh viên quốc tế không phù hợp với văn hóa của họ. Nhưng, sự phù hợp về văn hóa chỉ là một yếu tố được cân nhắc khi tuyển dụng. Một số nhà tuyển dụng đang lấy lý do này để phân biệt đối xử với các cử nhân quốc tế.

Nên làm gì?

Conversation nhận định sinh viên quốc tế là nguồn lực đáng tin cậy, có giá trị về năng suất và sự đa dạng nơi làm việc - yếu tố cần thiết để cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Họ có các bộ kỹ năng, ý tưởng, thái độ và hiểu biết văn hóa khác nhau. Điều này giúp các công ty mở rộng cách thức hoạt động.

Vì vậy, việc tăng thời gian cho sinh viên quốc tế ở lại Australia không phải là biện pháp giải quyết. Họ cần hỗ trợ nghề nghiệp tốt hơn trước và sau khi tốt nghiệp. Điều này bao gồm các vị trí việc làm, chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn và xin việc. Đồng thời, người sử dụng lao động cũng cần hiểu rõ hơn về khả năng của cử nhân quốc tế và lợi ích đem lại khi tuyển dụng họ.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Ra trường sớm, lợi thế nhiều, áp lực cũng không kém

Tốt nghiệp sớm có thể mang lại lợi thế cho sinh viên. Tuy nhiên, việc học dồn để ra trường và đi làm toàn thời gian sớm khiến nhiều người áp lực, khủng hoảng.

Ra truong som lam gi? hinh anh

Ra trường sớm làm gì?

0

Nhiều sinh viên ra trường sớm nhằm tìm một vài tháng lợi thế so với bạn đồng trang lứa nhưng một số người đối mặt với thị trường việc làm nhiều khó khăn.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm