Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4 ông bố ở phòng 412

Phòng 412 khu ký túc xá ĐH Hồng Đức là nơi tập trung của 4 ông bố vui tính người Hoa Lư, Ninh Bình đưa con gái vào Thanh Hóa tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2015.

Theo sắp xếp của Ban quản lý KTX ĐH Hồng Đức, những thí sinh nữ đi với mẹ thì hai mẹ con được ở cùng một phòng, các thí sinh nam được bố đưa đi thi hai bố con cũng được chung phòng. Còn các ông bố đưa con gái đi thi sẽ về chung một chỗ.

Phòng 412 là phòng duy nhất của khu KTX này chỉ toàn nam phụ huynh.

Ông ngoại 70 tuổi ba lần đi thi tốt nghiệp THPT

Sinh năm 1945, đúng tuổi “thất thập cổ lai hi”, ông Hồ Ngọc Cảnh, ngụ xã Tân Thanh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, đang quyết lấy tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Anh Phạm Văn Đoàn khăng khăng: “Đây là việc của người bố, phải do bố làm”. Tuy nhiên, ông bố vui tính này cũng mau mắn tiết lộ lý do thật của việc khăn gói cùng cô con gái đi thi: “Chúng tôi làm nông, ở nhà mỗi người mỗi việc. Bây giờ đang vào vụ cấy, mẹ cháu phải làm đồng, nên đương nhiên tôi là người đưa cháu đi thi”.

Đưa con đi thi như vậy, nhưng hỏi cô con gái định hướng vào trường nào, anh Đoàn thành thật: “Không biết”. Quyền tự quyết dành cho con,“Sở thích của con như thế nào bố mẹ phải chiều theo, chứ không bắt buộc được như xưa. Nguyện vọng của các cháu như thế nào, các cháu tự quyết và tự chịu trách nhiệm”.

Cũng trong tình trạng không biết con định hướng vào trường nào vì“nó giữ bí mật với bố mẹ”, anh Dương Văn Minh chia sẻ lý do mình đưa con gái đi thi chứ không phải mẹ là vì vợ anh bị say xe ô tô. Đây là lần đầu tiên anh đưa con đi thi, “Bảo đoán tương lai của cháu thì khó, nhưng mình phải hy vọng”.

Cùng quan điểm với anh Đoàn, anh Minh cho rằng “Việc quyết định thi vào trường nào bây giờ chủ yếu do các cháu, bố mẹ không ép được vì… chúng nó có nghe đâu. Mà giáo dục con cái giờ chỉ bằng lời nói, chứ không vác gậy gộc ra được như trước nữa”.

Biết rõ con dự định sẽ đăng ký xét tuyển vào ĐH Kinh tế Quốc dân, nhưng anh Bùi Xuân Đại lại thoáng tần ngần khi được hỏi tên con - anh hơi băn khoăn không biết chính xác tên đệm của con là gì! Ông bố này tự nhận mình có số đỏ, hai năm trước đã đưa cô con gái đầu đi Hà Nội dự thi và con đã đỗ đại học, nên đến cô con gái thứ hai anh tiếp tục lãnh nhiệm vụ.

“Bố đưa con đi thi có cái mạnh mẽ của người bố. Còn một hào bố cũng sẽ vét nốt cho con, con cứ tự tin thoải mái mà thi” – anh Đại nêu ưu điểm của bố so với mẹ khi đưa con đi thi.  Không ông bố nào tỏ ra lo lắng về việc “tiền đâu” cho con đi học đại học nếu trúng tuyển. “Các con thi được bố mẹ có trách nhiệm nuôi ăn học, như nhà nông thì cứ bán thóc đi thôi. Ở quê tôi bây giờ, 100 gia đình có con lớp 12 chắc phải 70, 80 người cho con thi đại học. Thi được hay không lại là chuyện khác. Nhưng bố cứ tự tin trước đã, con mình khắc tự tin” – anh Đoàn khẳng định.  “Nếu lo lắng chuyện tiền bạc đã chả cho con đi thi làm gì” – các ông bố còn lại đồng tình.  Điều mà cả bốn vị phụ huynh này đang toan tính là làm gì trong thời gian con làm bài thi, khi có người con dự thi đến tận ngày cuối cùng. Nếu con thi ở Hà Nội chắc đông vui hơn, vào Thanh Hóa người thưa hơn, không vui bằng nhưng lại có những ưu điểm khác như chỗ ăn ở, đi lại rất thuận lợi, thoáng đãng...  “Thi được hay không là việc của nó, mình có ngồi đây lo cũng chẳng được tích sự gì, nên anh em chúng tôi đã bàn nhau nếu ngồi buồn quá sẽ kéo nhau đi tắm biển” – các vị phụ huynh này tiết lộ.  Có một ông bố, nhất định không nói tên và không chụp ảnh, “than thở” trước khi ra khỏi phòng đi tìm cô con gái cưng “Trước đây bố là bố, con là con. Bây giờ, con là… bố, chiều hết mức luôn, nhất là những lúc như lúc này. Mình chiều nó, chẳng qua cũng là vì tương lai con em chúng ta”.

“Bố đưa con đi thi có cái mạnh mẽ của người bố. Còn một hào bố cũng sẽ vét nốt cho con, con cứ tự tin thoải mái mà thi” - anh Đại nêu ưu điểm của bố so với mẹ khi đưa con đi thi.

Không ông bố nào tỏ ra lo lắng về việc “tiền đâu” cho con đi học đại học nếu trúng tuyển. “Các con thi được bố mẹ có trách nhiệm nuôi ăn học, như nhà nông thì cứ bán thóc đi thôi. Ở quê tôi bây giờ, 100 gia đình có con lớp 12 chắc phải 70, 80 người cho con thi đại học. Thi được hay không lại là chuyện khác. Nhưng bố cứ tự tin trước đã, con mình khắc tự tin” - anh Đoàn khẳng định.

“Nếu lo lắng chuyện tiền bạc đã chả cho con đi thi làm gì” - các ông bố còn lại đồng tình.

Điều mà cả 4 vị phụ huynh này đang toan tính là làm gì trong thời gian con làm bài thi, khi có người con dự thi đến tận ngày cuối cùng. Nếu con thi ở Hà Nội chắc đông vui hơn, vào Thanh Hóa người thưa hơn, không vui bằng nhưng lại có những ưu điểm khác như chỗ ăn ở, đi lại rất thuận lợi, thoáng đãng...

“Thi được hay không là việc của nó, mình có ngồi đây lo cũng chẳng được tích sự gì, nên anh em chúng tôi đã bàn nhau nếu ngồi buồn quá sẽ kéo nhau đi tắm biển” - các vị phụ huynh này tiết lộ.

Có một ông bố, nhất định không nói tên và không chụp ảnh, “than thở” trước khi ra khỏi phòng đi tìm cô con gái cưng “Trước đây bố là bố, con là con. Bây giờ, con là… bố, chiều hết mức luôn, nhất là những lúc như lúc này. Mình chiều nó, chẳng qua cũng là vì tương lai con em chúng ta”.

Nữ sinh lên Hà Nội rửa xe thuê kiếm tiền đi thi

Cả mùa hè, Phạm Thị Nhung lên Hà Nội rửa xe thuê, kiếm gần 4 triệu đồng. Một năm qua, em tiêu gần hết số tiền, chỉ còn 500.000 đồng cho 4 ngày thi THPT quốc gia sắp tới.

 

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/247668/4-ong-bo-o-phong-412.html

Theo Ngân Anh/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm