Bình làm mát không khí từ phân bò
Hai bạn học sinh cấp 3 tên là Dwi Nailul Izzah và Rintya Aprianti Miki đến từ Indonesia đã nghĩ ra cách tạo bình làm mát không khí từ phân bò. Để cho ra được sản phẩm độc đáo như thế này, cả hai đã phải thu thập phân bò từ các nông trại, ủ cho lên men trong vòng 3 ngày, rồi sau đó tách lấy nước cốt từ đống phân đó. Khi đã có đủ số nước cần thiết, Izzah và Miki trộn chúng với nước cốt dừa và đem đi chưng cất.
Phát minh nổi tiếng của Dwi Nailul Izzah và Rintya Aprianti Miki. |
Nhờ sản phẩm đặc biệt và cực thân thiện với môi trường này, cả hai đã đoạt giải nhất tại cuộc thi Olympic Khoa Học toàn quốc. Không những vậy, bình làm mát của họ còn được đem đi bán ở nhiều nơi trên thế giới.
Kẹo chữa nấc cục
Thay vì chữa nấc cục bằng nước uống hay nuốt nước bọt, cô bé Kievman 15 tuổi đến từ Mỹ đã quyết định sử dụng kẹo để thoát khỏi những cơn nấc khó chịu.
Những chiếc kẹo của Kievman có công thức vô cùng đơn giản nhưng lại đạt hiệu quả vô cùng cao, nó có thể giúp mọi người thoát khỏi cơn nấc chỉ sau vài giây ngậm vào. Hiện nay, dự án của cô bé tuy đang trong giai đoạn phát triển nhưng đã nhận được rất nhiều vốn đầu tư cũng như sự quan tâm của giới truyền thông.
Chân dung người phát minh kẹo chữa nấc cục. |
Tất dành cho người bị Alzheimer
Với mong muốn cải thiện cuộc sống cho người ông bị Alzheimer của mình, Kenneth Shinozuka, 15 tuổi đến từ New York, đã có được một phát minh khá thú vị - tất dành riêng cho người bị Alzheimer.
Chiếc tất này có điểm khá đặc biệt khi được gắn một miếng phim cảm biến có thể truyền tín hiệu đến smartphone, điểu này sẽ giúp người nhà của người bị Alzheimer sẽ dễ dàng kiểm soát cũng như nắm rõ bệnh tình của người ốm. Nhờ chiếc tất này, cậu nhóc đã giành được phần thưởng 50.000 USD và nhận được không ít hợp đồng muốn mua lại sản phẩm.
Tất dành cho người bị Alzheimer. |
Cặp hóa trị
Đây là một sản phẩm đến từ một cô bé 11 tuổi tên là Kylie Simonds, sống tại Mỹ. Cô bé này từ khi sinh ra đã mắc phải một căn bệnh quái ác có tên là ung thư mô mềm.
Chính trong quá trình mắc bệnh, em đã sáng tạo ra một chiếc cặp đựng bình hóa trị có tên là IPack dành cho những trẻ em mắc bệnh ung thư như mình. Chiếc cặp này có vẻ ngoài không khác những chiếc cặp đi học là bao, chỉ khác ở chỗ thay vì đựng sách vở, IPack lại đựng những đồ cần thiết cho các bé bị ung thư. Ngay khi ra mắt, IPack đã lập tức thu hút được sự chú ý và đang chờ ngày được tung ra thị trường.
Phát minh của cô bé 11 tuổi. |