1. Uống cà phê lúc chiều muộn
Theo Huffington Post, các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu rối loạn giấc ngủ, Bệnh viên Hanry Ford, cho biết nhưng người có thói quen uống cà phê vào chiều muộn hoặc buổi tối thường mất ngủ nhiều hơn. Khoảng 400 mg cà phê (khoảng 2-4 ly) sẽ khiến thời gian ngủ của bạn giảm một giờ. Để có giấc ngủ sâu và thoải mái, bạn không nên sử dụng loại thức uống này khoảng 6 giờ trước khi ngủ.
2. Dùng điện thoại trước khi ngủ
Ánh sáng từ điện thoại di động có thể làm đảo lộn trạng thái tỉnh và buồn ngủ. Nghiên cứu đã chứng minh rằng tiếp xúc với ánh điện vào ban đêm sẽ làm ức chế sản sinh hormone melatonin, loại hormone chủ yếu được tuyến yên tiết ra giúp kiểm soát chu kỳ giấc ngủ.
Để kích thích tuyến yên sản sinh melatonin, trước khi chìm vào giấc ngủ, chúng ta cần ở hoàn toàn trong bóng tối. Loại hormone quan trọng này duy trì nhịp sinh học của cơ thể.
Những người thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử trên giường ngủ cần giảm độ sáng của màn hình tối đa và giữ khoảng cách tối thiểu là 35 cm. Điều này có thể giảm sự ảnh hưởng của ánh sáng đối với mắt và giấc ngủ của bạn.
3. Ăn tối quá muộn
Nhiều người có quen ăn tối muộn. Điều này ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, khiến bạn đầy bụng, khó chịu ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đồng thời lượng nước tích trữ trong cơ thể chưa được đào thải hết sẽ khiến bạn phải thức giấc để đi tiểu. Vì vậy, bạn nên ăn tối từ 3-4 giờ trước lên giường để tận hưởng giấc ngủ sâu.
4. Hút thuốc lá
Nghiên cứu tại Đại học Y khoa Rochester cho thấy hút thuốc lá làm thay đổi nhịp đồng hồ sinh học - tác nhân phá hỏng giấc ngủ ngon. Chất nicotin sẽ làm phá vỡ chu kỳ giấc ngủ. Vì vậy, người hút thuốc phải mất một khoảng thời gian dài hơn để chìm vào giấc ngủ.
Những người này cũng sẽ thức dậy sớm hơn vì thèm thuốc, khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Họ còn có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn 2,5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là các chất kích thích làm sưng các cơ, mô ở mũi và cổ họng gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.