Có 4 loại virus gây ung thư thường gặp, hầu hết trong số này đều có thể phòng ngừa bằng vaccine. Ảnh: Shutterstock. |
Theo tờ New York Times, trong một báo cáo công bố gần đây bởi Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ, khoảng 13% ca mắc ung thư trên toàn cầu liên quan đến virus HPV, viêm gan B và C, virus H. pylori.
Dưới đây là 4 loại virus gây ra các ung thư thường gặp. Hầu hết trong số đó đều có thể phòng ngừa bằng vaccine.
Virus u nhú (HPV)
Đa số người có hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm virus Papilloma (HPV) ở người ít nhất một lần trong đời. Hiện các nhà khoa học phát hiện hơn 200 loại virus HPV.
Trong khi hầu hết người nhiễm HPV sẽ tự khỏi, một số khác có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung, ung thư sinh dục và ung thư miệng.
Theo các chuyên gia, sử dụng bao cao su và tiêm vaccine là 2 cách mọi người nên thực hiện để phòng ngừa nhiễm virus HPV. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo người trong độ tuổi 11-26 tuổi nên tiêm 2-3 liều vaccine HPV để đảm bảo khả năng phòng ngừa lây nhiễm tối đa.
Bên cạnh tiêm chủng, mọi người cũng nên đi khám định kỳ hoặc khám ngay khi có các triệu chứng bất thường. Điều này giúp phát hiện và điều trị sớm các bất thường về tế bào do HPV gây ra trước khi chúng chuyển thành ung thư.
HPV là virus gây ung thư tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư sinh dục và ung thư miệng. Ảnh: Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ. |
Viêm gan B và C
Theo tiến sĩ Sunyoung Lee, khoa Ung thư tiêu hóa tại Trung tâm Ung thư MD Anderson (Texas, Mỹ), những loại virus này có khả năng gây viêm ở các tế bào gan. Viêm mạn tính dẫn đến tích tụ mô sẹo ở gan, hay xơ gan. Đây là một yếu tố nguy cơ cao gây ung thư.
Trong một số trường hợp, viêm gan B cũng có thể trực tiếp gây ung thư bằng cách thay đổi các tế bào gan khỏe mạnh.
Viêm gan B và C đều có thể lây truyền qua tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc các chất dịch cơ thể khác. Ở Mỹ, viêm gan C thường xảy ra ở những người tiêm chích ma túy dùng chung kim tiêm bị nhiễm bẩn. Trong khi đó, viêm gan B thường lây từ mẹ sang con.
Hiện chúng ta có thể phòng ngừa viêm gan B bằng cách tiêm vaccine. Người lớn dưới 60 tuổi và những người có nguy cơ nên được sàng lọc và tiêm ngừa nếu chưa có miễn dịch trước đó.
Đối với viêm gan C, hiện ngành y tế vẫn chưa có vaccine tiêm phòng. Cách tốt nhất để giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm là không dùng chung kim tiêm.
H. pylori
Theo thống kê của Trung tâm Ung thư Fred Hutch, khoảng một nửa dân số trên thế giới mang vi khuẩn H. pylori, 1-3% trong số đó có thể sẽ phát triển thành ung thư.
H. pylori được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám trên răng và phân. Mọi người thường nhiễm vi khuẩn này thông qua tiếp xúc gần với gia đình hoặc nơi ở đông đúc nhưng hầu hết không có triệu chứng.
Nhiễm trùng H. pylori gây ra tình trạng viêm mạn tính ở niêm mạc dạ dày, thúc đẩy ung thư. Vi khuẩn cũng đưa các protein độc hại vào tế bào, có thể gây đột biến gene, sinh ra tế bào ung thư.
Tiến sĩ Nina Salama, Trung tâm Ung thư Fred Hutch, cho biết cách tốt nhất để ngăn ngừa H. pylori lây lan trong gia đình là tránh dùng chung đồ dùng ăn uống, cốc uống nước và bàn chải đánh răng nhất khi có thể.
Bên cạnh đó, mọi người cần rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
Sách về nghề y
Tò mò về nghề y, về một nghề nghiệp luôn có tác động đến cuộc đời bạn nhưng luôn đầy những thông tin kỹ thuật khó hiểu? Đây là một số giới thiệu của mục Sức khỏe dành cho bạn:
Ký túc xá - Cá tốc ký: Cuốn sách kể về đời sống của sinh viên Đại học Y Hà Nội, chủ yếu xoay quanh đời sống ký túc xá, nơi tác giả đã trải qua tuổi trẻ cùng 10 thành viên khác trong phòng 110 E2.
Chạy trời không khỏi đau: Tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.