Cuộc sống của ngư dân ở âu thuyền Thanh Khê, Quảng Bình, trong thời gian cơn bão số 10 hoành hành là ăn tạm, chơi nhanh, ngủ miết chờ ngày ra khơi tiếp tục đánh bắt hải sản.
Nằm cạnh cảng cá Thanh Khê (Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình), bến neo đậu tàu thuyền Thanh Khê được thiết kế có sức chứa tối đa cho 350 tàu thuyền lớn nhỏ của ngư dân trên biển khi có bão lớn.
Khi cơn bão số 10 trực tiếp đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, đã có gần 500 tàu thuyền neo đậu tại đây trong đó chưa đến một nửa số tàu là của ngư dân địa phương (Quảng Bình), còn lại là của các ngư dân ngoại tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá. Mỗi con tàu trị giá hàng tỷ đồng.
Số người lưu lại trên các tàu thuyền trú bão cũng khá lớn, khoảng trên 1.000 ngư dân. Người ngoại tỉnh ở lại trên tàu 100%, trung bình khoảng 16 người/tàu. Riêng tàu địa phương hầu hết ngư dân đã trở về nhà, chỉ giữ lại 2-3 người trông giữ phòng trường hợp xảy ra sự cố.
Tàu của thuyền trưởng Nguyễn Văn Dũng cùng 18 thuỷ thủ đã vào đây từ trước bão 2 ngày.
Ông Trần Công Tráng (57 tuổi) đã có hơn 20 năm theo tàu đánh cá trên biển. Ông bảo cơn bão Chanchu năm 2006 là bão lớn nhất trong đời ông từng trải qua. Hồi đó khi đang đánh cá gần biển Indonesia, tàu của ông đã phải chạy vào Côn Đảo (Vũng Tàu) để trú.
Với những ngư dân đã có hàng chục năm kinh nghiệm đi biển thì những cơn bão giống như các bữa ăn thường ngày của họ. Bão nào quét nhẹ qua thì “bữa ăn” còn ngon miệng, bão nào nặng hoặc tàu chưa kịp trú tránh trên biển thì cơm “khê” khó nuốt.
Bão đến, họ không chỉ thiệt hại về người và tài sản mà còn mất thời gian sửa chữa tàu thuyền và thất thu nhiều ngày. Nếu không có cá tôm thì các ngư dân trên tàu sẽ thiếu đói.
Trong đợt bão số 10 hôm 15/9, các ngư dân đành chơi cờ giết thời gian trước khi bão tới.
Sinh hoạt của ngư hơn 10 ngư dân dân trong những ngày mưa bão chỉ gói gọn trong chiếc tàu rộng vài chục m2.
9h sáng ngày 15/9, thời điểm bão số 10 chuẩn bị đổ bộ, sóng to gió lớn. Đã có ít nhất hai tàu đánh cá bị đắm ở rìa ngoài của âu tàu, khu vực cửa sông (đó là những tàu không kịp vào trong do âu tàu đã quá tải).
Bên trong khoang tàu, có thể cảm nhận được tiếng rít liên hồi bên ngoài, những ô cửa được chặn kín chực bung ra vì gió lớn, tàu thuyền đu đưa chòng chành theo sóng lớn. Một số thuỷ thủ phải ra khỏi tàu để chằng chéo lại dây neo, chặn lốp cao su vào mũi tàu tránh va đập
Cạnh khu neo đậu, khi bão đổ bộ, nhiều người dân vẫn cố chống chọi với những cơn gió giật để dọn dẹp trước cửa nhà.
Sóng gió khiến nước biển dâng cao gần 2 m, đẩy ngược vào lòng cửa sông. Mặt thềm của bờ cảng đã có lúc ngập tới nửa mét.
Lúc này điều ngư dân lo ngại nhất là tàu thuyền sẽ bị tràn vào bờ theo con nước lớn và mắc cạn.
Sáng 16/9, sau khi bão tan được hơn nửa ngày, các ngư dân lại tất bật vá lưới chuẩn bị cho một hành trình mới.
Tàu được tiếp thêm dầu, nước sạch và lương thực.
Ngư dân hy vọng trong 2 ngày tới họ lại được tiếp tục ra khơi đánh bắt hải sản.
Nhờ ôm bao nylon căng phồng làm phao, ngư dân Danh Việt (ngụ Kiên Giang) sống sót kỳ diệu sau ba ngày đêm trượt chân ngã xuống biển bị sóng cuốn trôi dạt.
Sáng 15/9, tâm bão số 10 trực tiếp ảnh hưởng Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế gây mưa lớn, gió mạnh. Nhiều nhà cửa ven biển bị hư hại, tàu thuyền của ngư dân phải tìm nơi ẩn nấp.