Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 điều nên 'thỏa hiệp' trước khi cưới

Để tránh những mâu thuẫn có thể dẫn đến đổ vỡ, trước khi đặt bút vào giấy đăng kí kết hôn, hai bạn nên cùng nhau thống nhất những điều sau.

5 điều nên "thỏa hiệp" trước khi cưới

(Zing) - Để tránh những mâu thuẫn có thể dẫn đến đổ vỡ, trước khi đặt bút vào giấy đăng kí kết hôn, hai bạn nên cùng nhau thống nhất những điều sau.

5 điều nên `thỏa hiệp` trước khi cưới

1. Ở riêng hay chung cùng bố mẹ

Vấn đề tưởng chừng như không có gì phải bàn cãi nếu bạn hoặc người yêu bạn là “con trai một”, hai người sẽ sống chung cùng bố mẹ là chuyện đương nhiên. Song, rất nhiều đôi sau một thời gian ở cùng "phụ huynh”, thậm chí chỉ sau tuần trăng mật vài ngày, thì cô vợ đã “gào” lên: “Không có gì quí hơn tự do!”. Đến lúc này, nếu cả hai mới cùng bàn bạc xin phép ra ở riêng e rằng hơi muộn, sẽ không tránh khỏi làm mất lòng các cụ và nảy sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ gia đình. Còn nếu chẳng may hai bạn không có tiếng nói chung, vấn đề càng trở nên phức tạp. Đi sau nó là nhiều xung đột xảy ra giữa hai vợ chồng khi mà một trong hai không đạt được ý nguyện.

Lời khuyên: Hãy tham khảo ý kiến của người đi trước và tự đặt ra nhiều tình huống cho mình nếu sống chung cùng bố mẹ, để biết xem liệu mình có “thích hợp” với “đại gia đình” không?

2. Kế hoạch sinh con

Mọi người đều quan niệm khi kết hôn rồi, bất kì lúc nào “có” cũng đều là tin vui. Tuy nhiên, các bạn trẻ vẫn cần kế hoạch rõ ràng cho chuyện này. Không phải lúc nào “tin vui” cũng làm cuộc sống vợ chồng thêm hạnh phúc. Nhất là một trong hai bạn chưa ổn định nghề nghiệp.

Ở nữ giới, nhiều bạn mang tâm lí phải sinh nở xong rồi mới đi làm cho yên tâm công tác. Nhưng khi chỉ người đàn ông phải gánh vác gia đình, họ sẽ gặp vô vàn áp lực. Còn người phụ nữ, suốt ngày quanh quẩn ở nhà với bếp núc và… cái bụng bầu, tâm sinh lí cũng sẽ thay đổi rất nhiều, dễ cáu bẳn, khó tính. Mâu thuẫn nảy sinh là chuyện tất yếu.

5 điều nên `thỏa hiệp` trước khi cưới

Chuyện có con, “hữu xạ tự nhiên hương” cũng tốt. Song, một số cặp vợ chồng không lên kế hoạch, chưa kết hôn được bao lâu, có khi chỉ hơn một tháng thì vợ đã có bầu. Vậy là chưa tận hưởng hết niềm hạnh phúc của cặp vợ chồng son đã đến thời gian “chay tịnh” rồi “kiêng cữ”, kế đó là giai đoạn nuôi “con mọn”. Một đứa trẻ ra đời, rất nhiều vấn đề phức tạp kèm theo và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hai bạn.

Tóm lại, chuẩn bị cho mình kể cả về mặt vật chất lẫn tinh thần trước khi trở thành người bố, người mẹ thực sự là điều các đôi vợ chồng trẻ nên làm.

3. Phân công trách nhiệm

Dù là hai bạn có điều kiện về kinh tế, đây là việc vẫn nên làm. Có thể nghe rất song phẳng, nhưng đôi khi giữa hai vợ chồng cũng cần rạch ròi để tránh trường hợp “trăm dâu đổ đầu tằm”. Trách nhiệm ở đây không chỉ nói đến vấn đề tài chính mà còn bao gồm cả những công việc nhà, kể cả những việc lặt vặt. Cuộc sống ngày càng nhiều áp lực, đàn ông cũng nên chia sẻ với vợ những việc mà xưa nay vẫn chỉ coi là của phụ nữ. Ví dụ hai bạn qui định mỗi tháng, mỗi người cần đóng góp bao nhiêu phần trăm lương, vợ sẽ lo đi chợ, nấu cơm, chồng có thể lo chuyện lau dọn nhà cửa. Ngoài ra thỏa hiệp rõ ràng vấn đề này cũng là hình thức giúp hai bạn sống có trách nhiệm và gương mẫu hơn để nuôi dạy con cái sau này.

4. Thỏa hiệp về “góc trời riêng”

Không ít đàn ông phàn nàn rằng lấy vợ như “đeo gông” lên cổ. Họ không được làm những việc mà trước đây mình thích, chẳng hạn như thói quen ngồi nhậu với “chiến hữu hay thú vui đi đá bóng với anh em. Hoặc cũng có phụ nữ kêu ca rằng từ khi lập gia đình, vì chồng cấm đoán và quá bận bịu mà mất hết bạn bè cũng như thú vui riêng. Kết quả là cả hai đều cảm thấy mất tự do, bị đối phương xâm phạm vào đời tư của mình quá nhiều.

5 điều nên `thỏa hiệp` trước khi cưới

Nhiều đôi sau khi kết hôn, hai bên đều cảm thấy bị mất dự do.

Mỗi người dù là trước hay sau khi kết hôn cũng đều có những sở thích, thú vui riêng. Khi còn độc thân, bạn có thể dành nhiều thời gian, “chăm chút” cho “góc trời riêng” đó, nhưng lúc đã lập gia đình, nhất cử nhất động của bạn đều dễ ảnh hưởng tới vợ/chồng mình. Bởi vậy, giải pháp duy nhất để hai bạn vẫn cảm thấy thoải mái sau khi kết hôn là thỏa hiệp với nhau về “khoảng trời riêng” của mỗi người.

5. “Đối nội, đối ngoại”

Bạn ở riêng hay sống chung với bố mẹ thì trách nhiệm của người con dâu, con rể vẫn phải có. Tuy nhiên, sẽ có không ít người cảm thấy đối phương tỏ ra “thiên vị” bố mẹ đẻ và không hài lòng về điều đó hoặc có bạn trẻ cho rằng vợ/chồng chẳng hề quan tâm đến gia đình nhà mình.  Tốt nhất là các bạn nên bàn bạc, thống nhất với nhau về những khoản có thể biếu cho phụ huynh đôi bên hàng tháng, hoặc lên lịch cho việc đi thăm bố mẹ của nhau. Và một nguyên tắc căn bản là phải công bằng.

Hoàng Nhi

Bạn có thể quan tâm