Ô nhiễm không khí có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là phổi và hệ hô hấp. Ảnh minh họa: Indiatimes. |
Chất lượng không khí kém có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các tình trạng nhiễm trùng và bệnh phổi mạn tính như hen suyễn. Nguy cơ cao hơn đối với những người đã mắc bệnh phổi.
Bạn có thể nhận thấy các triệu chứng xuất hiện đột ngột nếu tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao. Chúng bao gồm ho, cảm giác khó thở và đường hô hấp bị viêm. Bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra nếu phát hiện những triệu chứng này xảy ra thường xuyên.
Theo NDTV, phổi là hệ thống tự làm sạch và sẽ bắt đầu sửa chữa khi không còn tiếp xúc với ô nhiễm nữa. Một số cách có thể giúp tăng cường sức khỏe phổi mà không cần dùng thuốc.
Tập thể dục thường xuyên
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp mọi người duy trì lá phổi khỏe mạnh, đồng thời cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Tập thể dục làm cho cơ bắp hoạt động mạnh hơn, giúp tăng tốc độ thở và tăng lượng oxy cung cấp cho cơ bắp.
Thời điểm buổi sáng và buổi tối thường có mức độ ô nhiễm cao nhất. Nếu có thể, hãy tập thể dục vào buổi sáng muộn hoặc đầu giờ chiều khi ánh nắng và gió nhẹ giúp phân tán các chất ô nhiễm.
Tránh nhiễm trùng
Chất lượng không khí hiện tại và sự thay đổi thời tiết có thể khiến con người dễ bị nhiễm trùng. Bằng cách chủng ngừa cúm và viêm phổi, rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với những người bị tắc nghẽn hoặc mắc các bệnh khác, bạn có thể ngăn ngừa tổn thương thêm cho phổi.
Giữ nhà cửa sạch sẽ
Điều quan trọng là duy trì chất lượng không khí trong nhà sạch sẽ. Đầu tư vào máy hút bụi chất lượng cao và hút bụi thường xuyên. Tránh sử dụng thuốc xịt khí dung và sử dụng các sản phẩm làm sạch tự nhiên, không có mùi thơm. Bạn hãy nhớ quét và lau bụi nhà thường xuyên.
Hít hơi nước
Hít hơi nước nóng giúp mở đường thở và cũng có thể giúp giải phóng chất nhầy. Màng nhầy của đường thở có thể bị khô trong môi trường ô nhiễm và lạnh, điều này cũng làm giảm lưu lượng máu. Mặt khác, hơi nước làm ấm và làm ẩm không khí, giúp bạn thở dễ dàng và làm tan chất nhầy trong phổi và đường thở.
Hít hơi nước ấm là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện chức năng phổi và đường thở. Ảnh: Shutterstock. |
Cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày
Thay đổi thực phẩm cũng có thể hỗ trợ sức khỏe phổi, đặc biệt nếu bạn mắc bệnh mạn tính. Một số thực phẩm có thể giúp tăng cường sức khỏe phổi bao gồm:
- Trà thảo dược: Trà xanh và các loại trà thảo dược như trà gừng, bạc hà, hoa cúc rất giàu chất chống oxy hóa giúp giảm viêm phổi và thúc đẩy hệ miễn dịch;
- Thực phẩm giàu vitamin C: Trái cây họ cam quýt, ổi... giúp chống căng thẳng oxy hóa, tăng cường miễn dịch Các loại quả mọng: Những thực phẩm này giúp giảm căng thẳng oxy hóa từ các chất ô nhiễm độc hại;
- Nghệ: Có đặc tính chống viêm, chống khuẩn và chữa lành, nghệ giúp giảm viêm phổi do ô nhiễm không khí;
- Các loại hạt: Quả óc chó và hạnh nhân giúp tăng cường chức năng miễn dịch với các hợp chất chống oxy hóa, axit béo omega-3;
- Rau bina: Có đặc tính chống oxy hóa, beta carotene trong rau bina giúp chống lại không khí độc hại và là sự bổ sung lành mạnh trong bữa ăn;
- Rau húng: Đây là loại thảo dược tốt cho hệ miễn dịch, giàu chất chống oxy hóa và đặc tính chống viêm.
Hãy bỏ thuốc lá ngay
Điều tốt nhất bạn có thể làm để giảm bớt và phục hồi tổn thương phổi là ngừng hút thuốc. Kể cả bạn hút thuốc trong 3 ngày hay 30 năm, bước đầu tiên để phổi khỏe mạnh hơn là dừng lại. Để cai thuốc hiệu quả, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có kế hoạch cụ thể nếu trước đây bạn không thể bỏ thuốc lá.
Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.