Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

5 điều tôi ước mình biết trước khi thực tập

Thực tập không chỉ là thủ tục để hoàn thành chương trình học, nó là gạch nối của tuổi trẻ và sự trưởng thành.

bon,  nam,  sau anh 1

bon,  nam,  sau anh 2

Thực tập là công việc mà hầu hết sinh viên phải trải qua trước khi rời ghế nhà trường. Là quá trình làm việc thực tế trong môi trường hoàn toàn mới, nếu không được chia sẻ những bài học, kinh nghiệm của người đi trước thì sinh viên rất dễ mắc sai lầm không đáng có trong giai đoạn quan trọng này.

Chuyện của tôi

Ngày thực tập thứ hai, tôi phải viết bản tường trình vì lỗi đi làm trễ. Ngày thực tập đầu tiên, do tâm lý lo lắng, lại có bạn rủ đi cùng nên tôi đến công ty rất sớm. Sang ngày thứ hai, cảm giác hồi hộp đã vơi đi nên tôi đến công ty “đúng giờ” như tôi nghĩ.

Đến cửa công ty, anh bảo vệ liền giữ tôi lại, hỏi tôi làm ở phòng ban nào rồi đưa cho tôi một tờ giấy, bảo tôi viết bản tường trình vì đi làm trễ. Tôi cảm thấy bất ngờ ghê gớm, tại sao tôi lại đi làm muộn được, tôi đến đúng giờ cơ mà. Anh bảo vệ mới giải thích rằng, theo quy định, đúng 7h50 tất cả nhân viên phải có mặt đầy đủ ở văn phòng.

Vì không chủ động tìm hiểu nội quy, tôi phải cặm cụi viết bản tường trình, giải thích lý do đi làm muộn và cam kết không tái phạm. Bản tường trình sau đó được nộp lại và trình lên trưởng phòng.

Chỉ là đi muộn mấy phút, tôi không ngờ công ty lại quy tắc đến như thế.

Tôi ước gì

Vậy mới thấy, thời sinh viên đi học sớm hay trễ chả ai quản, giờ đi thực tập, đi làm thì phải nghiêm chỉnh tuân thủ, nếu không thì sẽ phải viết bản tường trình, nặng hơn thì bị trừ lương. Mặc dù tôi không bị trách phạt gì, nhưng tôi ước gì mình biết trước về “văn hóa đúng giờ” khi đi làm: đúng giờ tức là đã muộn.

Chuyện của tôi

Tôi chưa đi thực tập, nhưng tôi đã từng phỏng vấn cho vị trí thực tập sinh và nó để lại cho tôi một bài học nhớ đời.

Tôi nộp CV vào một công ty và nhận được lời hẹn phỏng vấn vào một tuần sau đó. Tôi chuẩn bị tinh thần rất kỹ, lên một loạt câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi để thử trả lời.

Hôm phỏng vấn, sau khi trả lời một cách suôn sẻ các câu hỏi, tôi cứ nghĩ mình đã nắm chắc phần thắng trong tay cho đến khi người phỏng vấn hỏi tôi có vấn đề gì thắc mắc hay không.

Tôi không ngờ rằng nhà tuyển dụng muốn ứng viên đặt câu hỏi. Lúc đó tôi chẳng biết phải đặt câu hỏi gì nên đã hỏi một câu mà tôi nghĩ rất hay: “Mục tiêu của công ty là gì? Chiến lược phát triển trong vài năm tới của công ty là gì?”.

Khi nghe tôi hỏi như thế, chị phỏng vấn khựng lại một chút rồi trả lời ậm ừ, nhưng mà tôi cảm thấy không khí của buổi phỏng vấn thay đổi hoàn toàn sau khi mình đưa ra câu hỏi. Bầu không khí ảm đạm đó kéo dài cho đến khi buổi phỏng vấn kết thúc.

Tôi ước gì

Mình biết sớm hơn về phỏng vấn ngược, một kỹ thuật nhà tuyển dụng dùng để tăng tương tác. Và tôi đã thiếu khôn ngoan khi đặt câu hỏi làm lộ sự thiếu hiểu biết về công ty, cũng như câu hỏi mang tầm vĩ mô không liên quan đến công việc của mình. Đến bây giờ tôi vẫn chưa nhận được hồi âm của nhà tuyển dụng, mà chắc cú là trượt rồi.

Giá mà tôi biết đến phỏng vấn ngược sớm hơn thì có lẽ buổi phỏng vấn đó đã thành công mỹ mãn.

Chuyện của tôi

Lần đầu tiên đi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đã từ chối thẳng mặt vì CV của tôi quá sơ sài. Ở trường, tôi không được dạy cách viết CV, nên khi nộp hồ sơ để thực tập, tôi cũng lên mạng kiếm vài mẫu rồi làm theo.

Các mẫu CV trên Internet có mục gì tôi cũng ghi y hệt như vậy. Nhưng CV của người ta chi tiết, nhưng CV của tôi lại thưa thớt đến thảm hại. Vì là sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm không có, CV của tôi lại ghi chung chung, không có mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn. Đây cũng là điều khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp khi tôi không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng.

Đặc biệt, thấy CV mẫu có viết người tham chiếu, tôi cũng ghi theo mà chẳng hiểu người tham chiếu là gì. Tôi đinh ninh người tham chiếu đơn giản là người xem CV, là bộ phận tuyển nhân sự bên công ty tuyển dụng. Cho đến buổi phỏng vấn, người phỏng vấn thẳng thắn chỉ ra tôi sai thế nào. Anh giải thích: “Khi mình đi làm ở công ty cũ, quản lý hay giám đốc cũ sẽ là người tham chiếu, để khi tuyển dụng, bên công ty mới gọi xác nhận thông tin của ứng viên có đúng hay không.”

Tôi ước gì

Mình được học hoặc tìm hiểu kỹ hơn về CV để chuẩn bị trước khi xin việc, không phải "nước đến chân mới nhảy. Và bài học cũ nhưng không hề sai: không phải cái gì trên Google cũng đúng.

CV của tôi không những sơ sài mà còn sai thông tin. Vì thế mà người phỏng vấn thẳng thừng nói với tôi: “Anh sẽ không nhận em đâu”. Đó là lần đầu làm CV, cũng là lần đầu phỏng vấn nhớ đời vì sự thiếu chỉn chu, đầu tư của bản thân.


Chuyện của tôi

Hướng dẫn thực tập cho tôi có hai trưởng ca, nhưng hai người lại có hai cách làm việc khác nhau. Lúc mới vào làm tôi không biết và cũng không nghĩ đến chuyện mỗi người có phong cách làm việc khác nhau nên đã bị mắng vì làm việc không đúng quy trình.

Thành phẩm mà hai người làm ra đều có kết quả giống nhau nhưng quá trình làm thì lại khác. Ví dụ đơn giản như một người trộn bột theo thứ tự A-B-C nhưng người thứ hai lại thích trộn theo kiểu B-C-A. Vì không biết nên trong lúc làm việc với người thứ nhất, tôi lại làm theo cách của người thứ hai và kết quả là tôi bị trách mắng.

Là đầu bếp, mỗi người đều có tay nghề riêng, cá tính làm việc khác nhau, miễn sao thành phẩm ra chất lượng giống nhau và đúng yêu cầu thì quá trình không quan trọng.

Tôi ước gì

Mình biết nhiều hơn về những "tình huống mềm" trong công việc, bởi, vấn đề con người, cách đối xử với nhau hoàn toàn không có cách thức, khuôn mẫu.

Đó cũng là một trải nghiệm mà tôi đã trải qua, nếu như tôi chủ động tìm hiểu thì có lẽ sẽ không xảy ra những áp lực không đáng có trong giai đoạn đầu thực tập.

Chuyện của tôi

Trải nghiệm không mong muốn nhất lúc đi thực tập của tôi là bị trả mức lương thấp hơn mức lương mà họ đề nghị. Năm 4, tôi xin vào làm thực tập sinh cho một công ty, sau khi trao đổi công việc và mức lương cụ thể, tôi được nhận.

Tôi vui vẻ, hào hứng đi làm khoảng nửa tháng thì nhân sự rằng họ không thể trả cho tôi mức lương mà chính họ đã đề xuất. Nguyên nhân mà phòng nhân sự đưa ra là có sự hiểu lầm giữa phía nhân sự và bên tuyển dụng.

Tôi cảm thấy rất thất vọng, bao nhiêu nhiệt huyết làm việc biến mất hết. Dù cho nguyên nhân có là gì thì cũng có cảm giác "bị lừa" vì mọi việc không được thực hiện đúng thỏa thuận đề ra.

Tôi ước gì

Vì mức lương thay đổi thật sự không xứng đáng với những công sức mà tôi bỏ ra nên tôi quyết định nghỉ việc, lựa chọn một công ty khác để thực tập.

Bài học tôi rút ra cho bản thân là phải có hợp đồng, hoặc cam kết rõ lợi ích để đảm bảo quyền lợi cho hai bên.

‘Bo phap thuat’ la gi? hinh anh

‘Bộ pháp thuật’ là gì?

0

Trước tình huống khó lý giải hoặc sự việc gây bất bình trên mạng xã hội, nhiều Gen Z "mong bộ pháp thuật sớm vào cuộc" dù tổ chức này không có thật.

Uyên Trần

Đồ họa: Minh Trí

Bạn có thể quan tâm