Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 hành vi của trẻ có thể báo hiệu vấn đề nghiêm trọng

Những trò nghịch ngợm thông thường của trẻ là một phần tự nhiên trong quá trình trưởng thành. Song đôi khi, những hành vi tưởng chừng vô hại lại ẩn chứa những vấn đề tâm lý nghiêm trọng.

hanh vi tre bao dong anh 1

1. Trẻ kén ăn: Theo Bright Side, nhiều trẻ em thường kén ăn, nhất quyết từ chối những món không hợp khẩu vị. Tuy nhiên, hành vi này có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về cảm xúc. Theo các nhà nghiên cứu, có đến 14-20% phụ huynh có con trong độ tuổi 3-5 phàn nàn về việc con kén ăn. Nhóm trẻ này có nguy cơ mắc chứng lo âu cao gấp đôi so với trẻ khác. Ngoài ra, trẻ kén ăn ở mức trung bình đến cao cũng dễ xuất hiện các triệu chứng trầm cảm. Ảnh: Pexels.

hanh vi tre bao dong anh 2

2. Con quá nhạy cảm với quần áo: Con có thể liên tục than phiền về chất liệu vải gây ngứa ngáy, khó chịu. Một số món đồ con nhất quyết không chịu mặc, trong khi những bộ quần áo cũ sờn rách thì lại "nâng niu" quá mức. Thậm chí, con còn mặc quần áo không phù hợp với thời tiết, đội mũ len giữa trời nắng nóng hay không chịu cởi găng tay dù đã cởi giày. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng đây chỉ là những cơn khó chịu đơn giản, nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cho thấy con đang gặp vấn đề về lo lắng. Ảnh: Freepik.

hanh vi tre bao dong anh 3

3. Trẻ liên tục đòi đồ chơi mới: Không ít phụ huynh từng "đau đầu" khi con khóc lóc, ăn vạ đòi mua đồ chơi. Nhiều người cho rằng đó là giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 bình thường. Tuy nhiên, theo nhà tâm lý học Lyudmila Petranovskaya, nguyên nhân có thể sâu xa hơn. Trẻ nhỏ thường không lo lắng về việc thiếu thốn cho đến tuổi dậy thì. Thế giới của chúng vốn dĩ đã đầy đủ. Nhưng nếu cha mẹ thường xuyên cãi vã về tiền bạc trước mặt con, hoặc đổ lỗi cho con về những khoản chi tiêu, điều này có thể khiến trẻ hình thành tư duy thiếu thốn. Ảnh: Freepik.

hanh vi tre bao dong anh 4

Trẻ sẽ nghĩ rằng thế giới là nơi luôn thiếu thứ gì đó, và chúng phải cố gắng để có được. Do đó, trẻ thường xuyên nài nỉ đòi đồ chơi, ngay cả khi chúng không thực sự cần. Chúng chỉ muốn kiểm tra xem cha mẹ có quan tâm đến mình hay không. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần tạo cho con cảm giác "dư dả". Điều này không có nghĩa là mua hết mọi thứ con muốn. Thay vào đó, hãy tặng con những món quà nhỏ, bất ngờ, không cần lý do. Những món quà này thể hiện tình yêu thương nhiều hơn những món đồ đắt tiền mà con phải khóc lóc mới có được. Ảnh: Freepik.

hanh vi tre bao dong anh 5

4. Trẻ sử dụng điện thoại, máy tính nhiều hơn bình thường: Nhiều trẻ em thích chơi game trên điện thoại thông minh hoặc máy tính. Tuy nhiên, nếu con bạn đột nhiên dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử, hãy cẩn thận. Nghiên cứu cho thấy việc nghiện thiết bị có thể là dấu hiệu của sự lo lắng và căng thẳng ở trẻ. Trẻ có thể sợ bỏ lỡ những thông báo quan trọng hoặc các sự kiện trên mạng xã hội, thậm chí bị bắt nạt trên mạng. Vì vậy, nếu bạn thấy con mình dành quá nhiều thời gian với điện thoại, hãy nói chuyện với chúng. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về thế giới của con, đồng thời tìm ra nguyên nhân khiến con lo lắng. Ảnh: Freepik.

hanh vi tre bao dong anh 6

5. Trẻ liên tục tìm kiếm thông tin mới: Nếu con bạn bỗng dưng thích tìm kiếm thông tin trên mạng, theo dõi tin tức liên tục và đặt ra nhiều câu hỏi bất thường, rất có thể con đang gặp phải vấn đề lo lắng. Các nhà tâm lý học cho biết đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo. Đặc biệt, nếu con hay hỏi những câu hỏi mang tính chất lo âu như "Nếu có động đất thì sao?", cha mẹ cần đặc biệt quan tâm. Hãy nhẹ nhàng trò chuyện, tìm hiểu xem con đang lo lắng điều gì và cho con biết rằng bạn luôn sẵn sàng lắng nghe, giúp đỡ con. Ảnh: Pexels.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

8 mẹo ngăn trẻ bướng bỉnh, hở ra là ăn vạ

Nhiều cha mẹ cảm thấy bất lực khi con cái bướng bỉnh, liên tục la hét, ăn vạ. Tuy nhiên, nếu biết cách ứng phó, cha mẹ có thể giúp con thay đổi hành vi, trở nên ngoan ngoãn, hợp tác hơn.

Ngọc Bích

Ảnh: Pexels

Bạn có thể quan tâm