Giày bệt đế mỏng: Cấu tạo vòm chân (phần lõm ở mặt trong) giúp bạn tránh những chấn thương khi đi bộ. Theo QQ, nếu mang giày có phần đế bằng phẳng, vòm chân sẽ không thể "phát huy" tác dụng. Đặc biệt, những đôi giày bệt siêu mỏng, tạo cảm giác như chân đất thường gây đau chân. Do đó, bạn cần chọn giày có độ dốc 2 cm. Trong trường hợp vẫn muốn đi loại giày đế mỏng, bạn phải đầu tư thêm miếng lót vòm. Ảnh: buybox. |
Giày đi tuyết: Tương tự giày bệt, thiết kế của loại boots này không vừa vặn với hình dạng vòm bàn chân. Sau một thời gian dài mang, lớp đệm ở lòng bàn chân sẽ không còn đảm bảo được độ êm. Ảnh: Eyeem. |
Giày có lỗ thường được ưa chuộng trong những ngày mưa. Dù có các lỗ ở phía trên tạo cảm giác thoáng khí, đế nhựa lại thấm hút mồ hôi kém. Từ đó, bên trong sẽ tạo độ ẩm, môi trường thích hợp để vi khuẩn phát triển nên dễ gây nấm chân. Ảnh: WeMP. |
Ngoài ra, giày lỗ còn liên quan đến các tai nạn không đáng có. Một nghiên cứu trên tạp chí Phẫu thuật Thẩm mỹ nhi khoa Mỹ cho thấy 76% các vụ tai nạn thang cuốn có liên quan đến giày lỗ. Vì kiểu giày này mềm và dễ biến dạng, nó có thể bị cuốn vào các khe hở giữa mỗi bậc thang. Ảnh: Vix. |
Giày mũi nhọn là món phụ kiện quen thuộc của phái đẹp khi muốn vẻ ngoài trở nên thanh lịch hay quyến rũ hơn. Tuy nhiên, nó lại làm 5 ngón chân ép vào nhau. Nếu duy trì việc này trong thời gian dài, xương ngón chân của bạn có thể bị ảnh hưởng. Ảnh: Wattpad. |
Giày cao gót: Khi mang giày cao gót trong thời gian dài, bàn chân sẽ theo hình dáng của giày nên trọng tâm dồn hết xuống phần dưới. Do đó, khả năng ổn định của khớp cổ chân ngày càng kém. Đặc biệt, những đôi giày cao trên 10 cm càng gây tổn thương cho bàn chân. Đi giày cao gót leo cầu thang, khớp gối chịu tải trọng gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể. Ảnh: Whas11. |