Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 lý do khiến chúng ta xì hơi quá nhiều và nặng mùi

Xì hơi thường vô hại, nhưng cũng có những trường hợp đây là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Trung bình, chúng ta xì hơi khoảng 5-15 lần mỗi ngày với tổng lượng hơi khoảng 0,5 lít. Điều này xảy ra ở mọi người để những khí, hơi tích tụ trong quá trình tiêu hóa thức ăn được đào thải ra ngoài.

Xì hơi là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Có 2 nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Đó là do thức ăn chưa tiêu hóa hết ở dạ dày khi đi xuống ruột già sẽ được các vi khuẩn tại đây phân hủy tạo ra những chất khí “bốc mùi”. Ngoài ra, không khí đi vào trong cơ thể và được tích tụ trong quá trình chúng ta nhai nuốt thức ăn hay nói chuyện cũng cần được thoát ra ngoài.

Nguyen nhan gay xi hoi anh 1
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng xì hơi.

Tuy nhiên, một số thời điểm chúng ta cảm thấy cơ thể “xì hơi” quá nhiều hay quá nặng mùi. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học American College of Gastroenterology (Mỹ) đã lý giải hiện tượng này.

Xì hơi nhiều khi đi máy bay

Độ cao so với mặt nước biển lớn như khi ở trên máy bay sẽ khiến lượng khí trong cơ thể chúng ta “nở ra” dẫn tới hiện tượng đầy hơi và cuối cùng là xì hơi.

Ăn uống lành mạnh

Nghe có vẻ hơi vô lý khi ăn uống lành mạnh lại dẫn tới việc “xì hơi”. Cơ chế của hiện tượng này như sau: Không phải tất cả thực phẩm chúng ta ăn đều được tiêu hóa. Những thức ăn chưa được tiêu hóa tại ruột non sẽ được chuyển xuống ruột già. Tại đây, chúng được các vi khuẩn phân hủy và tạo ra các chất khí, khiến cơ thể “xì hơi”.

Hành tây, súp lơ, bông cải xanh, cải bắp và rau mầm chứa một loại carbohydrate mà dạ dày và ruột non không thể tiêu hóa được có tên raffinose. Những loại thức ăn có lợi cho sức khỏe lại chính là những loại khiến khí thải của cơ thể “bốc mùi”. Các loại trái cây, rau quả, ngũ cốc và các loại đậu đều tạo ra mùi “xì hơi” hôi.

Quá nhiều không khí

Không khí chúng ta nuốt vào cơ thể cũng đi ra ngoài theo con đường xì hơi. Tuy nhiên, những trường hợp “xì hơi” thuộc dạng này thường không mùi, khác với mùi khó ngửi tạo ra khi bạn ăn nhiều thức ăn nhanh, nhai kẹo cao su, uống nhiều nước ngọt.

Vấn đề về hấp thụ

Trong trường hợp xì hơi quá nặng mùi, có thể cơ thể đang gặp vấn đề trong việc hấp thu một số chất dinh dưỡng. Cơ thể mỗi người phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người gặp vấn đề trong việc tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Số khác gặp vấn đề trong việc tiêu hóa các loại carbohydrate có trong bánh mỳ, pasta, gạo, ngũ cốc và khoai tây.

Mắc bệnh nặng

Nếu gặp vấn đề “xì hơi” quá thường xuyên đi kèm cảm giác đau hoặc tiêu chảy hay táo bón, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị. Xì hơi quá nhiều kèm theo mùi khó ngửi có thể là triệu chứng của một số căn bệnh như IBS hay bệnh celiac.


Hoàng Minh

Bạn có thể quan tâm