Onitsuka Tiger Mexico 66 không thực sự được liệt kê trong dòng sản phẩm của Nike. Tuy nhiên, nó đánh dấu cột mốc quan trọng với nhà sáng lập Phil Knight, GQ cho biết. Ảnh: Oregon Live. |
Vào cuối thập niên 50, vận động viên chạy cự ly trung bình Philip Knight được đào tạo bởi Bill Bowerman - một trong những huấn luyện viên hàng đầu tại Mỹ. Bowerman cũng được biết đến với việc thử nghiệm thiết kế giày chạy bộ để làm cho nó nhẹ và chống sốc tốt hơn. Sau khi tốt nghiệp đại học, Knight đã đến Nhật Bản liên hệ với Công ty TNHH Onitsuka Tiger. Ảnh: BUYMA. |
Ông thuyết phục công ty rằng sản phẩm của họ có thị trường ở Mỹ. Vào thời điểm đó, công nghệ của thương hiệu Nhật Bản - Onitsuka Tiger - chưa từng có trên thế giới. Đến năm 1963, Knight nhận được lô hàng giày Tiger đầu tiên. Knight và Bowerman mỗi người đã đầu tư 500 USD để thành lập Blue Ribbon Sports. Ảnh: Onitsuka Tiger. |
Rất lâu trước khi toàn bộ nhóm nghiên cứu làm việc về công nghệ đệm, phục hồi năng lượng và đế, chính Bill Bowerman là người chịu trách nhiệm về sự đổi mới đầu tiên tại Nike. Năm 1970, huấn luyện viên đã đổ đầy cao su vào khuôn làm bánh waffle. Nhờ đó, công nghệ đầu tiên của Nike - đế waffle - được phát minh. Một năm sau, Bowerman và Knight kết thúc hợp tác với thương hiệu Nhật Bản. Họ thành lập thương hiệu của riêng mình - Nike. Ảnh: @dieser_rami. |
Waffle Racer được bán vào năm 1972, là mẫu giày đầu tiên có dấu swoosh ở thân trên. Sau đó, mẫu mã và thương hiệu của Knight dần trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với các vận động viên Olympic. Ảnh: joseto martinez. |
Nguồn gốc của Nike Cortez bắt nguồn từ khi Bill Bowerman và Phil Knight vẫn còn làm việc cho Onitsuka Tiger. Họ đã tung ra đôi giày cho Thế vận hội Olympic ở Mexico. Họ đổi tên giày thành "Mexico" để nó được biết đến nhiều hơn tại thị trường này. Thiết kế đã gặt hái thành công nhưng không đáng kể. Ảnh: We Heart It. |
Nhu cầu về Cortez đã tăng theo cấp số nhân khi công chúng nhận ra nó xuất hiện trên chân của các vận động viên Mỹ. Trong năm đầu tiên ra mắt, doanh số bán hàng đạt 800.000 USD. Ảnh: CR Fashion Book. |
"Ngay cả khi Nike dần dần có thể giành được nhiều thị phần hơn trên thị trường vận hành toàn cầu, họ vẫn còn lâu mới theo kịp các đối thủ của mình", GQ viết. Cơ hội của thương hiệu Mỹ lúc bấy giờ là môn thể thao bóng rổ ngày càng phổ biến và tân binh tài năng Michael Jordan. Ảnh: Sole Collector. |
Air Jordan ban đầu được sản xuất dành riêng cho Michael Jordan vào cuối năm 1984. Đến tháng 4/1985, nó được giới thiệu rộng rãi trước công chúng. Dòng giày này sau đó đã đặt nền móng cho nhãn phụ quan trọng nhất của thương hiệu Mỹ. Ảnh: MSN. |
Điều phân biệt thương hiệu tốt với thương hiệu toàn cầu là lòng dũng cảm, dám làm những điều khác thường vào đúng thời điểm. Nhà thiết kế Tinker Hatfield tạo nên cuộc cách mạng khi lần đầu cài đặt công nghệ "Air" của kỹ sư Frank Rudy vào đôi giày thể thao. Ảnh: snupps. |
Hatfield đã bơm khí vào đế giày nhằm cung cấp đệm dưới chân và giảm trọng lượng cho người trải nghiệm. Năm 1987, Air Max 1 là đôi giày thể thao đầu tiên với công nghệ bóng khí có thể nhìn thấy được. Ảnh: Adam Rowe. |