Những giáo viên này công tác tại trường THCS - THPT Nguyễn Văn Linh và trường THPT Tôn Đức Thắng.
Theo hồ sơ, sau khi nhận phản ánh của một số giáo viên trường THPT Tôn Đức Thắng (huyện Ninh Hải) và trường THCS-THPT Nguyễn Văn Linh (huyện Thuận Nam), Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Ninh Thuận đã 2 lần gửi công văn kiến nghị lãnh đạo Sở GD&ĐT phối hợp tháo gỡ khó khăn, giải quyết kịp thời chế độ trả lương dạy thêm giờ của giáo viên. Lần đầu vào ngày 17/2, lần thứ hai vào ngày 28/3.
Nhiều giáo viên trường THCS-THPT Nguyễn Văn Linh chưa được chi trả tiền dạy thêm giờ của 5 năm trước. Ảnh: Trí Quang. |
Theo nội dung kiến nghị của Công đoàn ngành giáo dục tỉnh Ninh Thuận, đến nay, số tiền chế độ dạy thêm giờ của 23 giáo viên trường THCS-THPT Nguyễn Văn Linh gần 75 triệu đồng; trong đó năm học 2017-2018 là gần 70 triệu đồng, năm học 2018-2019 là hơn 5 triệu đồng.
Số tiền chậm trả chế độ trả lương dạy thêm giờ của giáo viên trường THPT Tôn Đức Thắng của năm học 2020-2021 là 110 triệu đồng.
Tuy nhiên, đến nay, dù đã qua 5 năm, chế độ của các giáo viên trường THCS-THPT Nguyễn Văn Linh vẫn chưa được giải quyết, khiến những người này bức xúc.
Về nguyên nhân chậm trễ, giáo viên trường THCS-THPT Nguyễn Văn Linh nhận được lý do là không đủ kinh phí.
Còn trường THPT Tôn Đức Thắng giải thích tháng 12/2021, Sở GD&ĐT Ninh Thuận có quyết định luân chuyển, điều động hiệu trưởng sang trường khác nên chế độ trả lương dạy thêm giờ của giáo viên đến nay chưa được thanh toán.
Nhiều giáo viên cho rằng những lý do trên mang tính “thoái thác”, không hợp lý.
Trao đổi với Zing, Sở GD&ĐT Ninh Thuận cho biết đã nắm được phản ánh của các giáo viên.
"Sau khi nắm sự việc, sở đã có chỉ đạo các trường rà soát lại giấy tờ, chứng từ liên quan, đồng thời bố trí kinh phí để chi trả ngay cho các giáo viên trong năm học 2022-2023", đại diện Sở GD&ĐT Ninh Thuận thông tin.
Người này nói thêm nguyên nhân của việc chậm trễ nằm ở việc các trường quy mô nhỏ, kinh phí hạn hẹp.
Ngày nay, hội sách là sự kiện không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, hơn 500 năm trước, hội sách lớn nhất thế giới đã xuất hiện lần đầu tiên tại Frankfurt (Đức). Mục Giáo dục của Zing giới thiệu đến độc giả cuốn sách Lịch sử hội sách Frankfurt, tác giả Peter Weidhaas.
Sách không chỉ giới thiệu lịch sử hội sách Frankfurt mà thông qua đó còn là lịch sử châu Âu và sự phát triển văn minh xã hội từ thế kỷ 15 đến thời hiện đại.
Theo đó, hội sách Frankfurt không có ngày thành lập chính thức, nhưng có thể khẳng định rằng vào năm 1462, một sự kiện đã phát triển hội chợ dành cho giới in ấn và xuất bản.