Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 nghề thu nhập 'khủng' ở Việt Nam

Chăm sóc bệnh nhân, sửa giày, giữ xe... đang là những nghề "hot" vì không quá vất vả lại có thu nhập khá cao.

5 nghề thu nhập 'khủng' ở Việt Nam

Chăm sóc bệnh nhân, sửa giày, giữ xe... đang là những nghề "hot" vì không quá vất vả lại có thu nhập khá cao.

Chăm đẻ lương cao gấp 3 lương bác sĩ mới ra trường

Người chăm đẻ được gia chủ trả tiền thù lao 7 triệu đồng, bao ăn ở trong một tháng làm việc. Không chỉ vậy, nếu làm tốt nhiều người còn được gia đình sản phụ thưởng thêm tiền và tặng thêm quà. Với mức thù lao trên, lương của người chăm đẻ “ăn đứt” 3 tháng lương của các tân bác sĩ. Trong khi đó, nghề chăm đẻ không cần phải học tập hay qua đào tạo từ trường lớp nào, mà chỉ cần có kinh nghiệm thực tế. 

Chăm bà mẹ và em bé mới sinh mang lại nguồn thu nhập đáng kể (ảnh minh họa).

Khác với người miền Bắc, người dân miền Trung và Tây Nguyên có cách chăm sóc bà đẻ rất cầu kỳ và kỹ càng. Những người phụ nữ sinh con đầu lòng mà không có mẹ bên cạnh đều rất cần một người chăm đẻ có kinh nghiệm, để vừa làm các công việc trong nhà, vừa giúp sản phụ “thay da, đổi thịt” theo nghĩa “gái một con trông mòn con mắt”. Vì thế, nghề chăm đẻ đang được nhiều người ví như nghề “hốt bạc” trong thời buổi kinh tế khó khăn này.

Chăm sóc bệnh nhân: 9 - 13 triệu đồng/tháng

Chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện đang nở rộ, nhanh chóng trở thành một nghề “hot” trong xã hội hiện đại. Không cần vốn, “thị trường” công việc rộng, và quan trọng hơn cả nghề chăm sóc bệnh nhân mang lại thu nhập khá cao.

 Chăm sóc người bệnh có giá từ 300.000 - 400.000 đồng/ngày.

Theo người nhà bệnh nhân ở một số bệnh viện như Hữu nghị Việt - Xô, Quân y 108, Bạch Mai, Lão khoa (Hà Nội)… giá một ngày công của một người chăm sóc là 250.000 đồng đối với bệnh nhân bình thường và 300.000 - 400.000 đồng đối với bệnh nhân nặng, kèm theo 2 bữa cơm mỗi ngày.

Như thế, nếu có việc làm đều đặn, lương của những người làm nghề chăm sóc bệnh nhân là 9 - 13 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập khá cao so với rất nhiều người lao động nhập cư tại Hà Nội.

Bán trà đá: một vốn, bốn lời

Ở Hà Nội, các quán trà đá mở hàng từ sáng sớm đến tận đêm khuya, để phục vụ khách hàng mọi tầng lớp: sinh viên, dân văn phòng, người lao động... Chỉ cần đầu tư vài trăm nghìn mua ít ghế nhựa, cốc, và ít đồ ăn uống nhẹ cùng một vài dịch vụ đi kèm, là đã có thể kinh doanh trà đá với lợi nhuận có thể lên đến cả chục triệu đồng/tháng.

 Thu nhập của người bán trà đá không dưới 6 triệu đồng/tháng.

Theo tính toán của một số ông/bà chủ quán trà đá có thâm thiên, mỗi ngày, chủ quán bỏ ra khoảng 100.000 đồng, mỗi cốc trà giá bán 3.000 đồng, mỗi buổi chỉ cần có khoảng 100-200 khách, cộng thêm trà chanh, sấu dầm, kẹo lạc, thuốc lá… trừ chi phí ra, mỗi ngày lãi không dưới 200.000 đồng, thu nhập mỗi tháng không dưới 6 triệu. Đó là chưa kể, một số người bán trà đá còn đi kèm theo “dịch vụ” khác như ghi lô đề, hoặc bán hoa quả, quà vặt với giá “cắt cổ” khiến nghề này ngày càng “hot”, nổi tiếng nhàn mà thu nhập cao.

Sửa giày kiếm cả triệu đồng/ngày

Ở đất Thủ đô, sửa giày cũng là một nghề mang lại thu nhập khá cao. Giá khâu giày thời điểm hiện tại từ 40.000 - 50.000 đồng, dán đế là 20.000 đồng. Các thợ sửa giày luôn bận rộn và thu nhập không dưới 200.000 đồng mỗi ngày. Đó là chưa kể, với những thợ sửa giày có tay nghề, có uy tín, không chỉ các khách hàng bình dân mà còn liên tục được nhiều “khách hàng VIP” tìm đến. Giá sửa các đôi giày cao cấp, hàng hiệu không rẻ.

Nghề sửa giày thu nhập khá cao nhưng cần phải có uy tín.

Tuy nhiên, hầu hết những người làm nghề sửa giày đều cho rằng, nghề này rất dễ bị đào thải. Muốn làm không hết việc để có thu nhập “khủng” thì không chỉ biết mỗi sửa giày mà còn phải có “con mắt” nhìn, tư vấn kiểu, cách giữ giày... mới được nhiều khách hàng tìm đến. 

Hốt bạc nhờ... giữ xe

Làm nghề giữ xe, xây được nhà lầu, chuyện tưởng như khó tin nhưng có thực, nghề giữ xe đang là nghề nhàn mà hốt bạc. Hiện nay, các bãi giữ xe tràn lan khắp các ngõ ngách, phố phường, nhiều nơi trông xe với giá “cắt cổ”. Đặc biệt, vào những dịp lễ Tết hoặc ở những nơi có tổ chức lễ hội, sự kiện lớn thì hiện tượng nhà nhà giữ xe, người người giữ xe trở thành trào lưu rộng khắp.

 Nhiều người xây nhà lầu nhờ giữ xe.

Tính theo giá “bình dân” hiện giờ, gửi 1 chiếc xe với giá 5.000 đồng, mỗi ngày giữ hơn 200 lượt xe là kiếm được hàng triệu đồng. Như thế, thu nhập của nhà giữ xe là 18 triệu đồng/tháng, đó là thu nhập không nhỏ.

Đó là chưa kể đến nhứng những bãi trông xe trái phép, trông xe “chặt chém”. Vào những dịp lễ, Tết, tại nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội, người dân lại lập các bãi trông giữ xe trái phép. Các khu vực như hồ Hoàn Kiếm, sân vận động Mỹ Đình, quanh các rạp chiếu phim, nhà hát... các bãi xe trái phép thường thu 10.000 - 50.000 đồng/xe máy, còn ô tô có khi bị “chém” tới 100.000 đồng/xe. Thu nhập “khủng” của nghề giữ xe đang là mơ ước của rất nhiều người.

Theo Tiin

Theo Tiin