![]() |
Trong y học cổ truyền, dồi lợn được xem là một món ăn có tính nhiệt. |
Câu hỏi: Tôi thích ăn các món làm từ lòng lợn, nhất là dồi. Món ăn này có tốt cho sức khỏe không?
Trả lời: Lương y Đỗ Minh Tuấn, Hội Đông Y Hà Nội
Trong y học cổ truyền, dồi lợn được xem là một món ăn có tính nhiệt, có thể bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, cung cấp huyết và tăng cường sức khỏe cho những người cần hồi phục thể lực, thiếu máu, sau khi ốm dậy.
Tuy nhiên, món ăn này cũng tiềm ẩn những nguy cơ với sức khỏe người ăn vì có thể chứa chất độc và vi khuẩn nếu không được làm sạch kỹ lưỡng. Bạn ăn không đúng cách gây độc trong cơ thể, mụn nhọt, táo bón, hoặc các bệnh lý liên quan đến gan, thận, tim mạch.
Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng từ góc độ y học cổ truyền để ăn lòng, dồi không lo sinh bệnh:
1. Chọn lòng tươi: Phải đảm bảo tươi mới, không bị ôi thiu, hư hỏng. Mua phải loại kém chất lượng, nhiễm vi sinh vật dẫn đến cơ thể bị tích tụ độc tố, gây hại gan và thận.
2. Làm thật sạch, khử mùi: Khi làm lòng, bạn cần vệ sinh sạch kỹ lưỡng để loại bỏ hết tạp chất, máu còn sót lại và vi khuẩn có thể ẩn nấp trong đó.
Cách làm sạch lòng như sau: Rửa kỹ với nước muối loãng hoặc nước gừng để khử mùi tanh và đun sôi trước khi chế biến, giúp loại bỏ vi khuẩn và tạp chất. Nếu có thể, bạn nên ngâm lòng tiết trong nước chanh hoặc giấm để khử mùi hôi và tẩy sạch vi khuẩn.
3, Nấu chín kỹ: Không được ăn tái lòng, dồi vì nguy cơ vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết. Việc nấu chín kỹ đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các yếu tố có hại, đồng thời làm tăng khả năng tiêu hóa của cơ thể. Các món ăn chế biến từ lòng, dồi như lòng như xào, hấp, luộc đều phải nấu đủ thời gian để đảm bảo không còn vi khuẩn tồn tại.
4, Không ăn nhiều: Dù lòng, dồi ngon, bổ nhưng ăn quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng nhiệt độc, làm gia tăng các bệnh lý mỡ máu, tim mạch, gout, gây mụn nhọt, táo bón.
Trong 100g lòng có khoảng 400mg cholesterol, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra dư thừa cholesterol, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Vì vậy, món ăn này cũng kỵ với người cao tuổi, bệnh nhân tim mạch, gout.
Chế độ ăn hợp lý là 1-2 lần mỗi tuần và kết hợp với các món thanh đạm, dễ tiêu hóa, tránh làm cơ thể nóng quá như ngải cứu, rau mồng tơi, dưa leo.
5, Thời điểm ăn lòng: Việc ăn lòng tiết vào buổi tối có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tăng nhiệt trong cơ thể. Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên ăn món này vào buổi sáng hoặc trưa, khi cơ thể còn nhiều năng lượng để tiêu hóa và hấp thụ.
Trong cuốn sách Sống khỏe mạnh không phụ thuộc vào thuốc, giáo sư Ryoko Chiba cho rằng nguyên tắc cơ bản khi sử dụng thuốc trong cuộc sống thường ngày chính là “ngắn và cụ thể”. Khi nào bị bệnh thì uống thuốc. Hết bệnh thì nhanh chóng ngừng thuốc. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi mỗi cách sử dụng thuốc thì chúng ta không thể khỏe mạnh lên. Để thật sự khỏe mạnh, mỗi chúng ta cũng cần thay đổi cả thói quen sống và cách suy nghĩ của mình.
Con đường lây lan của vi khuẩn lao
Lao là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh mẽ, phổ biến qua đường không khí từ người này sang người khác. Bệnh có thể ảnh hưởng mọi lứa tuổi.
Sau 2 tháng ngã đập ngực, bé trai 12 tuổi phải đi cấp cứu
Bé trai 12 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch do tổn thương tim nghiêm trọng, xuất phát từ một lần ngã cách đó gần 2 tháng.
Điều gì xảy ra khi thủ dâm quá mức
Thủ dâm là cách tự nhiên, lành mạnh để khám phá cơ thể, giải tỏa căng thẳng nhưng thủ dâm quá mức có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần.