Chanh là loại quả có nhiều tác dụng đối với cơ thể người nhất là trong những ngày nắng nóng. Nước chanh là loại đồ uống được nhiều người yêu thích, nhưng nếu sử dụng quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 5 tác hại của việc uống nhiều nước chanh đường.
Tác hại của việc uống nhiều nước chanh đường
Làm hỏng men răng
Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, một cốc nước chanh mỗi ngày có thể không gây hại nhưng nếu uống quá nhiều thì lại có thể tàn phá men răng rất lớn. Nguyên nhân là chanh có tính axit cao, nếu tiếp xúc thường xuyên sẽ làm xói mòn men răng.
Nếu bạn không hình dung được quá trình men răng bị xói mòn như thế nào, hãy tưởng tượng răng của bạn chuyển từ trắng sang màu vàng và cảm giác thô khi lưỡi chạm vào.
Ngoài ra, chanh cũng là thủ phạm gây nên tình trạng sâu răng do làm gia tăng cường độ tiếp xúc của axit với răng. Bạn không phải từ bỏ hoàn toàn món nước chanh yêu thích nhưng khi uống nên sử dụng ống hút để cắt giảm sự tiếp xúc với axit trên răng.
Làm nặng thêm bệnh lý dạ dày
Trong khi nước chanh chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe, việc sử dụng quá nhiều lại có tác dụng ngược khi làm cho bệnh loét dạ dày nặng hơn và khởi phát trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Loét dạ dày xuất hiện có thể do lượng axit dư thừa trong bụng. Do đó, khi tiêu thụ nhiều chanh sẽ càng làm cho dạ dày dư thừa axit gây ra vết loét vào lớp lót bên trong của dạ dày, tá tràng ở mức độ nhẹ hoặc nặng.
Nước chanh tuy tốt nhưng nếu uống nhiều có thể gây hại cho sức khỏe. |
Khoa học chứng minh rằng bệnh GERD được kích hoạt bởi các loại thực phẩm có tính axit như nước chanh với biểu hiện ợ nóng, buồn nôn và nôn. Hàm lượng axit trong trái cây này có thể làm tăng sản xuất axit trong dạ dày khiến chúng dễ dàng di chuyển đến cổ họng, gây ra cảm giác bỏng và dễ dàng ăn mòn lớp lót bên trong của thực quản, từ đó gây ra triệu chứng GERD
Mất nước
Khi bạn uống nước chanh, nó sẽ đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, bạn có biết rằng uống quá nhiều chanh có thể làm to bàng quang, gây ra tình trạng đi tiểu quá nhiều có thể khiến bạn kiệt sức.
Da khô
Loại quả này được biết đến là nguyên nhân gây khô da của bạn và chính vì vậy, những người có làn da dầu được khuyên dùng. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da khô, việc tiếp tục uống nước chanh thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị khô hơn, dẫn đến bong tróc và khô da.
Tăng nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu
Nước cốt chanh có tính axit, có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa dẫn đến những cơn đau đầu thường xuyên. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đó cho thấy, sử dụng một lượng đáng kể chanh có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu.
Thủ phạm là loại amino axit gọi là tyramine có trong chanh với số lượng khá lớn. Axit amin này làm cho máu dồn lên não bất ngờ và do đó gây ra chứng đau nửa đầu.
Hướng dẫn uống nước chanh đúng cách
Nước chanh tốt, nhưng không nên uống quá nhiều vì dễ bị ợ nóng, xót ruột, cồn cào. Hãy pha loãng nước cốt chanh, ước lượng một lát chanh nguyên vỏ cần pha 3-4 cốc nước; hoặc 500 ml nước lọc với 1/2 quả chanh. Pha với nước chanh ấm và pha loãng đều đặn giúp da dẻ hồng hào, tươi sáng, cơ thể dễ hấp thu dưỡng chất hơn.
Hoặc uống nước chanh ấm thêm chút muối theo khẩu vị giúp da sáng đẹp, tăng cường hệ tiêu hóa, giảm mỡ bụng hiệu quả.
Mật ong kết hợp với chanh rất tốt cho sức khỏe (thanh lọc cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, làm đẹp da, giảm cân...), nên pha như sau:
- Nguyên liệu:
- Chanh tươi
- 2 thìa mật ong
Cách làm:
Khuấy nhẹ với nước ấm cho tan, uống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy là tốt nhất (giúp làm sạch dạ dày, và bổ sung nước cùng với Vitamin C cho cả ngày).
Những người có các hoạt động thể chất khắc nghiệt, bị ho hay cảm lạnh chỉ cần vắt nước cốt chanh, thêm thìa mật ong vào ly nước ấm là có thức uống dễ chịu.
Sau khi thức dậy dạ dày đang trống rỗng, hãy pha một ly nước chanh với mật ong (giúp cải thiện chứng táo bón, làm sạch dạ dày, bổ sung nước và Vitamin C cho một ngày mới).
Mật ong - chanh giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa, làm đẹp da, giảm cân, tốt cho sức khỏe...
Trên đây là những tác hại của việc uống nhiều nước chanh đường. Hãy uống nước chanh đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.
Bạn có hiểu đúng về thảo dược
Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.