Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 thắc mắc về chứng 'trên bảo dưới không nghe'

Bạn bị "bất lực" nhưng không có nhu cầu quan hệ tình dục nữa thì có cần đi khám không? Các bác sĩ trả lời là có.

5 thắc mắc về chứng ''trên bảo dưới không nghe''

Bạn bị "bất lực" nhưng không có nhu cầu quan hệ tình dục nữa thì có cần đi khám không? Các bác sĩ trả lời là có.

5 thắc mắc về chứng ''trên bảo dưới không nghe''

“Trên bảo dưới không nghe” hay rối loạn cương là tình trạng khi người đàn ông không thể đạt được hay duy trì được sự cương cứng đủ để giao hợp thỏa mãn, tình trạng này kéo dài hoặc lặp đi lặp lại trong một thời gian dài. Rối loạn cương thường gặp ở người lớn tuổi nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy 1/3 - 1/2 nam giới ở độ tuổi hoạt động tình dục có thể gặp phải tình trạng này ở nhiều mức độ khác nhau.

Ngoài nguyên nhân tâm lý, rối loạn cương còn là hệ quả của một số bệnh thực thể (nhất là ở bệnh nhân lớn tuổi) hoặc phối hợp cả hai. "Trên bảo dưới không nghe" là nỗi đau khổ của nhiều quý ông.

Sau đây là những thắc mắc mà bệnh nhân rối loạn cương hay đặt ra nhất tại phòng khám nam khoa và phần trả lời của bác sĩ Phạm Nam Việt, đơn vị Nam học, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM:

1. Nếu tôi có triệu chứng rối loạn cương nhưng không có nhu cầu quan hệ tình dục nữa thì có cần đi khám không?

Bạn vẫn rất cần đi khám bệnh. Rối loạn cương là một trong các triệu chứng giúp phát hiện sớm những bệnh lý như đái tháo đường, rối loạn mỡ trong máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành... Vì vậy khi có triệu chứng rối loạn cương, bạn cần đi khám để kịp thời chẩn đoán và điều trị.

2. Khi uống thuốc chữa rối loạn cương, ham muốn tình dục có tăng lên không, đây có phải là thuốc kích dục không?

Các thuốc điều trị rối loạn cương thuộc nhóm ức chế men PDE-5 không phải là thuốc kích dục. Các thuốc này chỉ giúp cho sự cương tốt hơn mà thôi, chứ không làm tăng lên sự ham muốn tình dục. Vì vậy, để thuốc có hiệu quả, người dùng thuốc cần phải có ham muốn tình dục bình thường và có những kích thích tình dục thích hợp. Người bệnh không nên lo rằng khi đã uống thuốc thì sẽ bị kích thích và phải đi tìm “nơi giải quyết”.

3. Nếu tôi khỏe mạnh bình thường thì thuốc chữa rối loạn cương có làm cho tôi mạnh mẽ hơn trong “chuyện ấy” không?

Không, thuốc này chỉ có tác dụng với người bị rối loạn cương, và hoàn toàn không có tác dụng làm cho người bình thường mạnh mẽ hơn về hoạt động tình dục.

4. Thuốc có ảnh hưởng lên tinh trùng và thai nhi không?

Không, như đã nói, thuốc chữa rối loạn cương loại ức chế men PDE-5 chỉ có tác động lên sự cương, làm cho sự cương tốt hơn mà thôi.

5. Phải chăng khi đã dùng thuốc ức chế men PDE-5 lâu dài thì sẽ bị lệ thuộc, không có thuốc thì không cương được?

Thực tế không phải vậy. Thuốc ức chế men PDE-5 không gây lệ thuộc thuốc. Nhiều nghiên cứu khoa học ghi nhận, sau một thời gian sử dụng các thuốc này, người bệnh có thể cải thiện sự cương trở lại bình thường mà không cần dùng thuốc nữa, nhất là ở những người trẻ. Một số nghiên cứu còn ghi nhận thuốc giúp cải thiện hệ thống nội mạc vi mạch ở trong thể hang của dương vật.

Tuy nhiên, ở những người già, người có bệnh đái tháo đường, xơ vữa mạch máu… thì càng lớn tuổi, các bệnh lý trên càng không ổn định, tình trạng rối loạn cương có thể nặng dần lên. Lúc đó, cần dùng thuốc điều trị rối loạn cương kéo dài hoặc tăng liều.

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm