Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sản phụ ở Đồng Nai sinh tam thai hiếm gặp

Ở lần sinh thứ 4, sản phụ đã mang tam thai tự nhiên và vượt cạn thường an toàn.

Ba trẻ chào đời khỏe mạnh. Ảnh: CDC Đồng Nai.

Bác sĩ chuyên khoa I Lê Cao Cường, khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, cho biết sản phụ là chị T.M.H. (28 tuổi, ngụ Đồng Nai), đã có 3 con trai, đây là lần sinh thứ 4 và chị H. mang tam thai tự nhiên.

Trong suốt thai kỳ, thai phụ đi thăm khám định kỳ đầy đủ ở Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom, thực hiện siêu âm và xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất.

Khi siêu âm thai ở tuần 14 thì biết mang tam thai. Chị dự tính khoảng 34 tuần sẽ nhập viện để sinh, tuy nhiên, sau khi khám định kỳ ở tuần 32 thì thấy ra huyết hồng nên thai phụ đã vào bệnh viện để sinh.

Theo bác sĩ Cường, thai phụ nhập viện khi có dấu hiệu sinh ở tuần 32 lại mang tam thai, khám cổ tử cung đã mở 2 cm. Sau khi siêu âm, tử cung mở 4 cm với diễn tiến rất nhanh.

Các bác sĩ đánh giá trường hợp này không thể chuyển lên tuyến trên, vì có thể sẽ sinh trên đường đi, không an toàn cho cả mẹ và con.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ nhận thấy tuy là tam thai, khả năng sinh thường rất cao do 2 bé ngôi đầu đã xuống thấp, còn 1 bé ngôi mông, nên thuận lợi cho quá trình sinh thường.

Để cuộc sinh diễn ra an toàn, thuận lợi, tua trực đã chuẩn bị đầy đủ mọi phương tiện hồi sức cho mẹ và bé, chỉ trong thời gian ngắn cuộc sinh thường tam thai hiếm gặp đã thành công tốt đẹp.

Trong vòng 5 phút, 3 bé trai chào đời khoẻ mạnh. Bé thứ nhất và thứ hai cân nặng 1,7 kg. Khoảng 3 phút sau, em bé thứ 3 ra đời với cân nặng 1,6 kg.

"Do sinh non ở tuần 32, sau khi sinh, các bé được chuyển sang Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để được chăm sóc", bác sĩ Cường nói.

Theo y văn thế giới, trong 8.000 ca sinh thì sẽ có 1 ca tam thai. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng quốc gia, tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm, chuyển phôi… sẽ làm thay đổi tỷ lệ này. Trường hợp thụ thai tự nhiên tam thai như trên được xem là rất hiếm tại Việt Nam.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, cung cấp chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết.

Điều nguy hiểm nhất khi ăn thịt cóc

Sau bữa cơm với thịt cóc, 5 người phải nhập viện với các triệu chứng đau bụng, mệt, khó thở.

Có nên ăn cơm 2 bữa mỗi ngày?

Cơm trắng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, vậy có nên ăn cơm trong cả 2 bữa mỗi ngày?

Tái phạm 'vẽ bệnh, moi tiền' ở Phòng khám đa khoa Y học Sài Gòn

Dù từng bị phạt hơn 200 triệu đồng vì hành vi "vẽ bệnh, moi tiền", Phòng khám đa khoa Y học Sài Gòn ở quận 5 vẫn tiếp tục tái phạm hành vi này.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm