Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 thói quen ăn lẩu hại thận

Những ngày lạnh là thời điểm thích hợp để thưởng thức lẩu nhưng một số thói quen khi ăn có thể vô tình làm hại thận.

Lẩu là món ăn được nhiều người yêu thích vào mùa đông. Ảnh minh họa: Ban Mai.

Theo China Times, bác sĩ Hồng Vĩnh Tường (Trung Quốc) cảnh báo một số sai lầm khi ăn lẩu gây hại thận, lâu dài không tốt cho sức khoẻ

Thích nước sốt đậm đà

Bản chất lẩu là món ăn chứa đầy calo, dầu, muối và đường. Không chỉ vậy, nhiều người còn thích sử dụng các loại nước sốt đậm đà để chấm thịt, cá nhúng lẩu gia tăng hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, thói quen này dẫn tới hấp thụ hàm lượng natri cao - đây là chất có hại nhất cho thận.

Nguyên tắc lựa chọn nước sốt được khuyến nghị là "càng loãng càng tốt, tránh mùi thơm nồng". Ví dụ, bạn có thể sử dụng nước tương loãng, giấm đen và giấm trắng thêm tỏi băm, rau mùi, hành tây thái nhỏ.

Ăn thỏa sức

Theo thống kê, một bữa lẩu ăn thỏa thích có thể khiến bạn hấp thụ tới 3.900 calo, tương đương với lượng calo của 14 bát cơm trắng, vượt xa mức khuyến nghị 700 calo cho bữa trưa hoặc bữa tối của người lớn.

Ngoài ra, lượng natri trong bữa lẩu ăn thỏa thích có thể lên tới 6,6 g (lượng khuyến nghị chỉ là 2 g). Khi ăn lẩu nóng, bạn dễ khát nước và thích dùng đồ uống có đường hoặc bia. Điều này không chỉ gây hại cho thận mà còn có nguy cơ dẫn tới bênh gout.

Ăn lâu

Thời gian ăn lẩu có thể lâu gấp 2 đến 5 lần so với bữa ăn bình thường. Nước lẩu còn sôi liên tục sau 30 phút, làm nóng các phụ gia thực phẩm. Sau khi nấu lẩu liên tục hơn 90 phút, nồng độ nitrite sẽ tăng gần 10 lần. Lượng nitrite quá mức có khả năng gây ngộ độc cấp tính với triệu chứng như, thiếu oxy, khó thở.

Ngoài ra, sau khi nitrite nồng độ cao xâm nhập vào cơ thể con người sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân hủy và tạo ra chất nitrosamine, gây hại cho thận, tim mạch, gan, ruột và dạ dày; nếu kết hợp với rượu bia thì tác hại càng lớn hơn.

Không tách bạch đồ sống - chín

Nhiều người dễ bị tiêu chảy sau khi ăn lẩu do đường tiêu hóa hấp thụ quá nhiều gia vị (dầu, muối, đường) dẫn tới quá tải. Ngoài ra, thói quen không vệ sinh khi ăn lẩu cũng gây ra bất ổn đường ruột. Ví dụ dùng cùng một đôi đũa để gắp cả thức ăn sống lẫn chín. Mỗi lần tiêu chảy hoặc viêm dạ dày ruột không chỉ làm tổn thương đường tiêu hóa mà còn tạo gánh nặng cho thận, cơ quan có nhiệm vụ điều hòa nước và chất điện giải.

Ăn thêm mì, miến vào cuối bữa

Dù đã đầy bụng nhưng một số người vẫn có thói quen kết thúc bữa lẩu bằng bát miến, mì chan nước dùng. Ngoài việc hấp thụ quá nhiều calo, húp thêm nước lẩu cũng khiến thận tăng áp lực xử lý lượng gia vị, đặc biệt là muối.

Sách hay về TP.HCM

Chuyện kể từ Sài Gòn gồm 65 tản văn viết về những địa danh hoặc công trình kiến trúc của Sài Gòn mà phần lớn không còn nữa và những đồ vật hôm nay đã biến mất hoặc rất hiếm thấy.

Loanh quanh Sài Gòn là cuốn sách đọc nhẹ nhàng mà chứa đựng nhiều thông tin thú vị, độc giả được ngược dòng thời gian về với miền ký ức qua những câu chuyện độc đáo, có điểm nhấn riêng.

Trẻ 3 tuổi ở Đồng Nai không qua khỏi nghi do biến chứng sởi

Bé trai được chẩn đoán mắc bệnh sởi. Sau vài ngày bệnh diễn tiến nặng, trẻ ho nhiều, khó thở rồi hôn mê.

20 ngày nỗ lực cứu bé trai bị sốt xuất huyết biến chứng nặng

Theo bác sĩ Lý Thế Huy, một số bệnh nhi mắc sốt xuất huyết không chỉ nhập viện trong tình trạng trụy mạch mà còn có tổn thương đa cơ quan, nguy cơ đe dọa tính mạng.

Dấu hiệu đã đến lúc trẻ cần được tẩy giun

Dạo gần đây tôi thấy con gái ăn uống kém, hay kêu đau bụng và thấy ngứa hậu môn. Xin hỏi đó có phải là dấu hiệu nhiễm giun hay không và tôi cần tẩy giun cho con luôn không?

https://vietnamnet.vn/5-thoi-quen-an-lau-hai-than-2346473.html

An Yên / Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm