Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những điều càng 'lười', thận càng khỏe mạnh

Ăn muối, thịt đỏ, uống thuốc giảm đau, hút thuốc hay thức khuya là những điều bạn nên hạn chế làm để thận luôn khỏe mạnh, hoạt động tốt.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt và dùng các loại thuốc... có liên quan mật thiết để chức năng của thận. Ảnh: Freepik.

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất, hỗ trợ loại bỏ chất lỏng dư thừa, chất thải và độc tố khỏi cơ thể. Chúng còn giúp kiểm soát huyết áp và giữ cho mức điện giải của cơ thể được cân bằng. Tuy nhiên, cơ quan này cũng dễ mắc một số bệnh mạn tính, chẳng hạn suy thận, tổn thương...

Duy trì các thói quen lành mạnh có thể bảo vệ sức khỏe nói chung và thận nói riêng. Trong số đó, một số việc dưới đây, nếu càng "lười" làm sẽ càng có lợi cho cơ quan này.

"Lười" ăn mặn

Theo Hindustan Times, chế độ ăn nhiều muối có nhiều natri, khiến thận khó cân bằng chất điện giải trong cơ thể. Điều này có thể làm tăng huyết áp, về lâu dài làm hỏng các bộ lọc trong thận, tăng tích tụ chất thải, dẫn đến sỏi thận, thậm chí suy thận.

Nghiên cứu của Bệnh viện San Giovanni Bosco (Italy) phát hiện quá nhiều muối có tác động trực tiếp đến mô thận, gây phì đại và xơ hóa. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người trưởng thành khỏe mạnh không nên ăn quá 5 g muối/ngày.

"Lười" thức khuya

Đi ngủ sớm là một trong những cách đơn giản, hiệu quả nhất giúp cơ thể phục hồi, đặc biệt chức năng của các cơ quan nội tạng.

Không nghỉ ngơi sớm, không ngủ đủ giấc có thể làm suy giảm chức năng thận. Bởi chức năng của thận được điều chỉnh bởi chu kỳ ngủ - thức của chúng ta, điều phối khối lượng công việc 24 giờ. Ngủ muộn có thể cản trở chức năng của thận và quá trình chữa lành của nó.

Thường xuyên thức khuya có thể dẫn đến thiếu ngủ, làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch và tăng huyết áp - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương thận.

Ngoài ra, khi thức đêm, thận phải tiêu thụ năng lượng dự trữ của cơ thể. Thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến năng lượng dự trữ giảm đi, từ đó sẽ sinh bệnh. Điều này có thể dẫn đến huyết áp cao và làm hỏng bộ lọc của thận theo thời gian.

Thoi quen hai than anh 1

Đôi khi, việc "lười" uống thuốc giảm đau, không lạm dụng thuốc cũng là một trong những điều có thể giúp bảo vệ sức khỏe thận. Ảnh minh họa: Dpa.

"Lười" uống thuốc giảm đau

Việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, acetaminophen hay ibuprofen... có thể gây nguy hiểm cho thận, thậm chí ung thư thận. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nội khoa (Mỹ), việc sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư thận lên 50%.

Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau không kê đơn có thể trở thành nguyên nhân gây suy thận vì những loại thuốc này sẽ làm hỏng các mạch máu lọc nhỏ trong thận - nơi thực hiện mọi công việc của cơ quan này.

"Lười" ăn thịt đỏ

Thịt đỏ chứa nhiều protein, khi tiêu thụ quá nhiều, thận phải làm việc vất vả hơn để lọc và loại bỏ các sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa protein, như urê và axit uric. Thời gian dài, điều này có thể gây quá tải cho thận và làm suy giảm chức năng thận.

Đặc biệt, thịt đỏ chứa nhiều purine, khi chuyển hóa sẽ tạo ra axit uric. Nếu lượng axit uric trong máu quá cao, nó có thể kết tinh và tạo thành sỏi thận.

Thoi quen hai than anh 2

Ăn nhiều thịt đỏ có thể gây quá tải cho thận, làm suy giảm chức năng thận. Ảnh minh họa: Doctorkiltz.

"Lười" ngồi

Ngồi trong thời gian dài có liên quan đến sự phát triển của bệnh thận. Theo nghiên cứu năm 2022 của Đại học Đài Bắc và Đại học Quốc gia Đài Loan, người ngồi làm việc liên tục trong thời gian dài dễ thừa protein trong nước tiểu, mắc bệnh thận mạn tính và có nguy cơ tử vong cao hơn nhóm người xen kẽ ngồi - đứng, vận dụng đều các nhóm cơ hoặc có tính chất công việc chủ yếu là đứng.

Ngoài ra, ngồi liên tục trong nhiều giờ góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp - hai nguyên nhân chính gây suy thận. Nghiên cứu năm 2023 của Đại học Yonsei (Hàn Quốc) cho thấy người ngồi 5 giờ trở lên mỗi ngày có nhiều khả năng phát triển triệu chứng đường tiểu dưới gồm các biểu hiện như tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu

Bệnh của thời thức ăn tiện lợi

Qua 400 trang sách, bác sĩ Robert H.Lustig đã chỉ ra nguy cơ các bệnh con người có thể mắc phải trong bối cảnh thực ăn nhanh, đồ đóng hộp lên ngôi. Trong đó, Lustig nhấn mạnh rằng, thực phẩm tiện lợi được sản xuất hàng loạt chính là sát thủ âm thầm.

Cuốn sách Bệnh của thời thức ăn tiện lợi giải thích nguyên nhân gây ra tất cả bệnh mạn tính, cách thực phẩm tiện lợi đã tác động đến chúng dẫn đến tổn hại cho sức khỏe, nền kinh tế và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp để chữa lành cho con người.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch xử lý quá tải

Cuối năm là thời điểm người bệnh đến khám tăng cao, Sở Y tế TP.HCM đề nghị giám đốc bệnh viện phải rà soát và kiểm tra nguyên tắc ở khoa Cấp cứu.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm